Trước tiên mình xin giải thích cho các bạn chưa biết gì về loại máy này, thì máy ép chậm có nghĩa là nó sử dụng công nghệ mô tơ quay chậm (từ 40 - 80 vòng / phút) và lưới lọc để ép nước ra khỏi trái cây, rau củ, khác với máy truyền thống sử dụng mô tơ quay nhanh (3000 vòng phút trở lên) và lực ly tâm để tách nước khỏi trái cây. Khác nhau về công nghệ như vậy, nhưng tốc độ để ra một ly nước ép thì có thể nói là không khác nhau quá nhiều.
Một số lợi ích khi sử dụng máy ép chậm: - Thực phẩm ép xong sẽ có màu sắc đẹp, hương vị đậm hơn khi dùng máy ép ly tâm, bạn thử nếm bã sau khi ép của máy chậm và máy ly tâm sẽ thấy máy ly tâm vẫn còn nhiều vị trái cây hơn máy ép chậm. - Ép được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn - Vận tốc quay chậm của máy khiến nước ép ra không bị nóng lên, thay đổi vị, hoặc ảnh hưởng đến các loại vitamin nhạy cảm với nhiệt độ cao như A, C. Cái máy mình trên tay hôm nay của Panasonic, Mã là MJ-L500
Trong hộp sẽ có các thứ sau: Cục mô tơ, khoang chứa nước ép, trục xoay ép, cốc đựng nước ép, cốc đựng bã ép, lưới lọc, ngăn để ép đồ đông lạnh, bàn chải làm sạch. Đây là loại máy dạng đứng nên khá gọn gàng, không chiếm nhiều diện tích như các loại máy nằm ngang.
Lắp ráp máy rất dễ, chỉ cần xem hướng dẫn sử dụng là biết lắp, trên thân máy thì có các mũi tên tam giác đánh dấu vị trí, cứ đưa đúng mũi tên là xong thôi.
Mình đã ráp xong cái máy trong vòng 20 giây, sau khi ép xong tháo ra rửa còn nhanh hơn
Đây là dạng máy ép đứng nên gọn gàng lắm, thậm chí khi ráp xong phần cối ép, bạn có thể dỡ ra để riêng cho gọn cũng được, khi cần dùng lại chỉ cần đặt lên là xong.
Cái cốc đựng nước ép cũng có thể lồng vào trong cốc đựng bã khi đem cất, vậy là đã gọn càng thêm gọn
Để ép nước trái cây hoặc rau củ thì bạn cần chuẩn bị, trái cây không ăn được vỏ thì cần gọt vỏ vứt đi, các trái cây có hạt cứng như xoài, táo ta cũng cần được bỏ hạt đi. Những trái cây ăn được vỏ hoặc không có vỏ cứng thì cứ rửa sạch rồi cắt nhỏ ra là ép được.
Máy cũng đi kèm cái đế màu xanh dương này, nó là cái khay ép đồ đông lạnh, bạn bỏ trái cây như xoài, dâu tây, kiwi, bơ vv và vv vào ngăn đá tủ lạnh, khi trái cây đông thành đá thì bạn có thể ép thành kem trái cây, ngon và lạ miệng. Các bạn lưu ý là trái cây cấp đông xong đem ra ngoài một lúc để cho nó rã đông sơ trước khi ép nhé - sách hướng dẫn có nói rất rõ.
Ép nước uống thôi, máy vận hành khá êm, tốc độ ép rất ổn, và ép rất tốt, mình chỉ việc bỏ trái cây vào lỗ ép là được, thậm chí không cần dùng cái cây để đẩy thực phẩm xuống, tự nó đưa xuống và ép cho bằng hết.
Ở hình này là mình đã ép nước táo, 1 quả táo mà cho ra 1 ly như thế (ly thấp bên phải) ly ở giữa là 1 quả cam, ly ngoài cùng bên trái là mình ép kem kiwi
Nếu ép nhiều loại trái cây và bạn không muốn vị nó lẫn vào nhau thì có thể xả sơ máy bằng cách đóng nút này lại, đổ nước vào rồi xả nước ra là được. Còn mình thì thích nhiều vị nên cứ ép hết mùi này đến mùi khác chung vào.
Nước ép ra ít bọt hơn hẳn so với máy ly tâm, để một lúc tan hết bọt nhưng nước cũng không bị chia tầng ra
Đây là ly nước Cam Chia mình ép cam xong rồi cho thêm hạt chia vào để uống cho ngon hơn
Cận cảnh ly cam chia của mình
Thông tin thêm:
Loại máy: Máy ép trái cây tốc độ chậm dạng đứng
Công suất 150W
Bộ phận ép bằng thép không rỉ. Vận tốc ép 45 vòng/phút
Ép nhiều nước trái cây và giữ nguyên dưỡng chất.
Ép được nhiều loại trái cây (kể cả mềm) và rau lá
Kèm theo phụ kiện xay nhuyễn trái cây đông lạnh
Hoạt động 2 lần liên tiếp trong 15 phút, sau đó cho máy nghỉ 30 phút
Kích thước 18.5 x 17.6 x 43.2 cm
Máy nặng 4Kg