Ưu, nhược điểm của máy ép trái cây
Ưu điểm:
- Máy ép được hầu hết các loại trái cây, rau, củ thành nước ép chứa nhiều vitamin, bổ dưỡng cho cơ thể. Máy có công suất lớn, có thể ép được các loại củ, quả như táo, cà rốt, ổi, dứa… một cách dễ dàng.
Nước ép từ máy ép trái cây
- Bạn có thể tận dụng phần bã của trái cây, rau, củ khi xay để làm những món khác như hầm, nấu canh, nấu cháo…
- Hầu hết các sản phẩm máy ép hiện nay đều được tích hợp tính năng tự ngắt an toàn khi quá nhiệt, đảm bảo an toàn cho người khi sử dụng.
- Sản phẩm máy ép đa năng còn có thêm tính năng xay sinh tố đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
- Đa dạng mẫu mã, giá thành từ tầm trung đến cao cấp cho người dùng tha hồ lựa chọn.
Một số thương hiệu máy ép trái cây được người tiêu dùng đánh giá cao như: Roler, Panasonic, Philips…
Lưu ý: để kéo dài tuổi của máy thì bạn nên gọt vỏ, cắt rau, củ, quả thành từng khúc nhỏ.
Nhược điểm:
- Kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích. Không thích hợp cho những gia đình có không gian bếp nhỏ.
- Vệ sinh chùi rửa mất nhiều thời gian vì có nhiều bộ phận.
- Giá thành cao hơn máy xay sinh tố.
Ưu, nhược điểm của máy xay sinh tố
Ưu điểm:
- Có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển, bố trí trong không gian bếp.
- Vệ sinh dễ dàng, tiện lợi
- Không chỉ xay được nhiều loại sinh tố bổ dưỡng mà còn xay được các loại thực phẩm khô, hạt hoặc ngũ cốc.
- Giá thành bình dân, phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết gia đình Việt.
Một số thương hiệu máy xay sinh tố nổi tiếng như: Roler, Coex, Philips, Sunhouse, Panasonic….
Lưu ý: Khi xay các nguyên liệu cứng thì không nên xay liền một lúc mà chỉ nên xay từ 30s – 1p sau đó dừng lại, để khoảng 1 – 2 phút sau mới xay tiếp.
Nhược điểm:
- Khi muốn lấy nước ép của một số thực phẩm thì cần phải dùng rây hay vải lọc xơ tốn thời gian và công sức mà không thu được nhiều nước ép.
- Một số loại rau, củ, quả khi xay cần phải cho nước thì mới xay được.
Bảng so sánh máy xay sinh tố và máy ép trái cây