Thủ thuật khắc phục những lỗi thường gặp trên nồi cơm điện tại nhà

Thủ thuật khắc phục những lỗi thường gặp trên nồi cơm điện tại nhà

Những thiết bị trong căn bếp sau thời gian dài sử dụng, chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng phát sinh sự cố, nồi cơm điện cũng vậy.

1.

Thủ thuật khắc phục những lỗi thường gặp trên nồi cơm điện tại nhà

Những thiết bị trong căn bếp sau thời gian dài sử dụng, chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng phát sinh sự cố, nồi cơm điện cũng vậy.

Nồi cơm điện là thiết bị điện tử gia dụng mà mọi người dân Việt Nam đều không còn lạ lẫm bởi những tiện dụng mà nó mang lại. Nồi cơm điện giúp ích rất nhiều cho những người nội trợ trong quá trình nấu nướng nhưng mang lại không ít rắc rối khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, người dùng cũng không nên quá lo lắng vì dù hư hỏng do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều có thủ thuật khắc phục đơn giản.

Sử dụng nồi cơm điện rất hay gặp lỗi nhưng thủ thuật khắc phục không quá khó. Ảnh minh họa

Nồi cơm điện không vào điện, cắm điện vẫn báo nguồn nhưng nồi không nóng
Nguyên nhân khiến cho nồi cơm điện không vào điện, cắm điện vẫn báo nguồn nhưng không nóng có thể do dây cắm bị hỏng, điểm tiếp xúc giữa dây và nồi cơm điện kém, hoặc cầu chì bị hỏng. Cũng có thể do tiếp điểm NC và NO bị hỏng. Thủ thuật xử lý nguyên nhân này không quá khó. Người dùng chỉ cần cắm lại phần tiếp nối giữa dây cắm và nồi ở gần phía dưới đáy nồi. Hoặc thử thay đầu dây nối khác nếu như dây cắm bị hỏng.

Nồi tự động nhảy đèn khi cơm chưa được nấu chín
Nồi cơm tự động nhảy đèn dù cơm chưa được nấu chín cũng là lỗi thường gặp. Nguyên nhân có thể do đáy nồi cơm điện bị cong khiến nhiệt tiếp xúc không đủ dẫn đến đèn tự động nhảy, đóng nắp nồi không chặt. Rơ le nhiệt của nồi cơm điện bị ngắt quá sớm, mâm nhiệt bị bẩn do trong quá trình sử dụng có thức ăn rơi vãi và không được làm vệ sinh dẫn đến cơm bị sống.
Để xử lý lỗi này người dùng chỉ cần thường xuyên vệ sinh thật sạch mầm nhiệt, kiểm tra rơ le nhiệt, nếu rơ le nhiệt cũ quá thì nên thay rơ le mới. Trong trường hợp đáy nồi bị cong cách tốt nhất là nên thay lòng nồi khác mới đảm bảo chất lượng ổn định.

Cơm bị cháy và bị khè dưới đáy nồi cơm điện
Trong quá trình sử dụng nếu trường hợp không bật đi bật lại nhưng cơm vẫn có cháy dưới đáy hoặc bị khè dưới đáy nồi chứng tỏ nồi cơm điện đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do rơ le nhiệt bị ngắt muộn hoặc do người dùng cài chế độ nấu quá lâu khiến gạo thu quá nhiều nhiệt dẫn đến cơm bị cháy. Lớp chống dính của nồi bị mất. Lúc này người dùng hãy kiểm tra lại rơ le nhiệt, nếu cũ quá thì nên thay rơ le mới. Trong quá trình vệ sinh, hạn chế để các vật sắc nhọn chà xát.

Đèn báo nồi cơm điện không sáng
Để nhận biết cơm đã chín hay chưa dấu hiệu nhận biết chính là đèn Led nhưng có đôi lúc đèn báo không sáng thì rất có thể do đèn bị chập điện, dẫn đến bị hỏng. Dây dẫn điện bị quá tải, hỏng cầu chì. Trong trường hợp này chỉ còn cách thay thế đèn Led của nồi cơm điện. Nếu bị đứt cầu chì người dùng hãy lần từ nguồn vào có 1 con cầu chì thường được giấu trong ống gen, sau đó chỉ cần bắt cố định vào nồi.

Theo vietq