à kỹ sư phần mềm gần 10 năm, tôi vẫn thường cảm thấy... buồn cười mỗi lần được đọc những tuyên ngôn của tín đồ hi-tech nói chung về cách sử dụng smartphone của "dân công nghệ".
Có vẻ rất nhiều người vẫn nghĩ rằng, đã làm công nghệ thì luôn luôn phải chạy theo những chiếc điện thoại mới nhất, mạnh nhất và đắt tiền nhất. Sự thật thì, riêng tôi và nhiều bạn bè đồng nghiệp cũng thường phải 2, 3 năm mới thay điện thoại, và không phải ai cũng chọn những dòng đầu bảng mỗi lần mua mới.
Tại sao ư? Là "dân công nghệ", phần lớn thời gian của chúng tôi phải được dành cho những chiếc PC mạnh mẽ. Chúng tôi cần những chiếc laptop có chip 4 nhân và pin đủ lâu để mang đi demo trong phòng họp. Chúng tôi không muốn bực mình vì phải ngồi "cầu nguyện" mỗi lần dựng ứng dụng từ ổ cứng HDD chậm chạp. Chúng tôi cũng muốn sở hữu những màn hình IPS để không phải cãi nhau với khách hàng về... code màu.
Là dân công nghệ thực thụ cũng có nghĩa rằng bạn chưa chắc đã đủ kinh phí để đầu tư cho smartphone siêu cấp.
Nếu đã đầu tư vào những chiếc desktop hay laptop cao cấp, kinh phí đầu tư cho điện thoại thực sự không còn lại nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng "dân công nghệ" chúng tôi luôn buộc phải chọn điện thoại dở. Trái lại, ngay cả ở mức giá tầm trung (từ 9 triệu đồng trở xuống), dân công nghệ vẫn có thể chọn được những chiếc smartphone phù hợp với nhu cầu của mình.
Vậy dân công nghệ có những nhu cầu gì dành cho smartphone? Đầu tiên là bền bỉ. Tôi cần những chiếc smartphone vỏ kim loại cứng cáp như dòng Galaxy A của Samsung hoặc những chiếc iPhone đời cũ (không phải là mấy chiếc vỏ kính mỏng manh thời nay). Nhu cầu thứ hai: hiển thị, đặc biệt là với công nghệ AMOLED vượt trội hơn hẳn LCD quá phổ biến trên thị trường.
Dân công nghệ chưa chắc đã bị "qua mặt" bởi độ phân giải: chất lượng hiển thị AMOLED (như J7+) còn quan trọng hơn.
Nhu cầu thứ ba: ổn định. Thực tế là "dân công nghệ" chỉ dùng smartphone cho các tác vụ bình thường như lướt web hoặc xem YouTube, bởi những thứ phức tạp đã có PC lo. Với nhu cầu này chúng tôi thường chuộng Android gốc hoặc các bộ ROM được tinh chỉnh tốt như Samsung Experience.
Nhưng trên hết lại là một yêu cầu rất "cũ", cũ hơn thời đại smartphone rất nhiều: ảnh chụp. Dù là "dân công nghệ" hay không, tôi vẫn tin rằng bất cứ ai trong chúng ta đều mong lưu lại những khoảnh khắc bất chợt trong cuộc sống của mình. Có lẽ các hãng smartphone cũng đồng ý với quan điểm đó của tôi, nên trong một thời gian dài, họ dành riêng những công nghệ camera cao cấp nhất cho điện thoại đầu bảng. Ví dụ, mới đây Samsung ra mắt camera khẩu độ kép trên Galaxy S9.
Samsung mở màn cho cuộc xâm lấn của camera kép vào khung giá tầm trung.
Thật may mắn là tình trạng này đã không kéo dài vĩnh viễn. Cho đối tượng người dùng không muốn đầu tư quá nhiều vào smartphone, gã khổng lồ Hàn Quốc năm nay đã vén màn chiếc Galaxy J7+ có camera kép. Đây chính là một phiên bản khác của bộ camera siêu cấp từng có mặt trên Note8, cho phép người dùng thậm chí có thể thay đổi độ mờ hậu cảnh để đem đến những bức ảnh chất lượng nhất.
Những cải tiến camera cũng không chỉ dừng ở khả năng xóa phông. Khẩu độ f/1.7 và cảm biến tự phát triển cho phép J7 có thể chụp rõ sáng tốt hơn phần lớn đối thủ cùng tầm giá. Ngay cả camera độ phân giải 16MP mặt trước cũng có khẩu độ f/1.7, hứa hẹn đẩy lùi những bức selfie mờ nhạt vào quá khứ.
Những bức ảnh chụp thực sự là một thành tựu về mặt công nghệ. Hãy nhớ rằng, dù camera là một trong những nhu cầu quen thuộc nhất của người dùng, nhưng để giải quyết nhu cầu quen thuộc này thì không phải ai cũng làm được. Samsung là một trong số rất ít các thế lực có thể tự thiết kế và sản xuất cảm biến camera trong lúc nhiều nhà sản xuất khác vẫn đang khoe... thông số trên sản phẩm của người khác.
Thành quả đầu tư của Samsung là vô cùng ấn tượng. Ở mức giá dưới 9 triệu đồng, Galaxy J7+ có chất lượng bokeh không quá thua kém các dòng smartphone cao cấp và vượt trội hơn hẳn sản phẩm đối thủ - vốn dùng quá nhiều hiệu ứng để "giả" mờ ảnh.
Từ góc nhìn của người làm công nghệ, tôi cho rằng sự đầu tư của hãng Android số 1 thế giới vào camera là hướng đi đúng đắn nhất. Khi nhìn ra xung quanh thị trường, tôi đang thấy quá nhiều hãng smartphone quên đầu tư thực sự vào tính năng quan trọng này, thay vào đó đi theo những trào lưu nhất thời không mấy giá trị. Ví dụ, nhiều hãng hiện nay đang học "tai thỏ" của Apple trong lúc ứng dụng còn chưa hỗ trợ nhiều, và thậm chí UI của họ cũng chưa tối ưu.
Đó không phải là cách để tiếp cận công nghệ. Người thực sự làm công nghệ hiểu rằng những tính năng phổ biến và quan trọng nhất đòi hỏi sự đầu tư cao nhất để mang lại giá trị thực sự cho người dùng. Những bức ảnh chụp xóa phông từ Galaxy J7+ là minh chứng cho triết lý này và cũng là hướng đi bắt buộc của chiếc smartphone trong tương lai - khi bạn và tôi, dù có là dân công nghệ hay không, chắc chắn vẫn sẽ... thích chụp ảnh.