Kinh nghiệm bảo vệ laptop không bị dính nước, đặc biệt là trong mùa mưa bão

Kinh nghiệm bảo vệ laptop không bị dính nước, đặc biệt là trong mùa mưa bão

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Mùa mưa bão đang tới gần, với lượng mưa lớn, dày đặc càng làm tăng các nguy cơ có thể xảy ra với các thiết bị điện tử của bạn, đặc biệt là laptop.

1.

Kinh nghiệm bảo vệ laptop không bị dính nước, đặc biệt là trong mùa mưa bão

Mùa mưa bão đang tới gần, với lượng mưa lớn, dày đặc càng làm tăng các nguy cơ có thể xảy ra với các thiết bị điện tử của bạn, đặc biệt là laptop.

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, ngoài những ngày hè oi ả với bầu không khí nóng ẩm, quanh năm còn có mùa mưa trên diện rộng. Tiêu biểu như những ngày vừa qua, lượng mưa lớn, dày đặc càng làm tăng các nguy cơ có thể xảy ra với các thiết bị điện tử của bạn, đặc biệt là laptop.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với những chiếc máy tính xách tay trong thời gian mưa bão liên miên này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý khi sử dụng laptop.

1. Dù là ngày thường, bạn cũng nên đặt laptop cách xa những khu vực có khả năng dễ bị mưa tạt vào như: cửa sổ, ban công… Những cơn mưa bất chợt vào ban đêm hoặc khi bạn đi vắng có thể hắt nước vào chiếc laptop thân yêu, dễ gây ra các trường hợp hư hỏng cho máy của bạn.
2. Điều lưu ý tiếp theo, chúng ta cần tránh để laptop dưới nền / sàn trong thời gian dài, dù chỉ vài tiếng đồng hồ để tránh các nguy cơ laptop bị ẩm, mốc, bị va đập, đổ vỡ, hoặc nước bị đổ vào làm hỏng máy.
3. Trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng nên đặt laptop tránh xa các vật chứa nước như nước, cà phê, trà để tránh trường hợp vô tình đổ lên nước vào laptop. Bởi hiện tại, rất nhiều người có thói quen làm việc bên laptop và thường đặt đồ uống ngay cạnh những chiếc máy tính xách tay này.
4. Hạn chế cắm mạng LAN khi trời mưa, đặc biệt là khi có hiện tượng sấm sét vì nước mưa có thể chảy theo dây mạng LAN vào máy, gây chập cháy, hỏng hóc card mạng, và sấm sét dễ truyền nhiễm theo đường dây mạng gây chập IC, card mạng laptop, máy tính ngay cả khi đang không sử dụng.
5. Cũng giống như các thiết bị điện khác, bạn không nên cắm nguồn điện vào laptop khi không sử dụng, đặc biệt là khi trời mưa, để phòng tránh trường hợp bị sét đánh hoặc chập cháy nguồn điện do mưa bão ẩm ướt. Hơn nữa thường khi trời mưa bão, nguồn điện cung cấp cho laptop tỏ ra không ổn định.

6. Khi di chuyển, bạn nên tắt hẳn laptop (Shutdown) trước khi cất vào túi / cặp. Bởi nếu bạn chưa tắt hoàn toàn chiếc laptop, ổ cứng vẫn tiếp tục làm việc, khi đó, ổ cứng sẽ quay với tốc độ rất lớn, và việc di chuyển trong lúc đó rất dễ gây sốc hoặc nghiêm trọng hơn là chết cơ ổ cứng.
Đặc biệt, trong trường hợp gặp trời mưa, trước khi đặt laptop trong túi / cặp, tốt hơn hết chung ta nên bọc máy trong 1 túi nilon, phòng trường hợp túi / cặp của bạn không đủ kín, nước vẫn ngấm vào gây rỉ mạch, chập các linh kiện như bàn phím, mainboard…
7. Dù trời không mưa, nhưng khi không sử dụng laptop trong thời gian dài, chúng ta vẫn cần lưu ý bảo quản laptop trong túi / cặp xách, để tránh tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm của môi trường, gây ẩm mốc thiết bị, linh kiện bên trong như mainboard, bàn phím.

8. Chúng ta cần lưu ý, tuyệt đối không để nước rớt vào bàn phím dù chỉ là một giọt, bởi thông thường, bàn phím cấu tạo từ các lớp nilon ép lại với nhau. Trong đó có các mạch dẫn điện, chỉ cần một giọt nước ngấm vào laptop, sẽ khiến các lớp nilon này nở ra gây hở mạch, rất dễ bị chập phím, liệt phím.
9. Trong trường hợp xấu nhất, khi bị nước đổ vào, nên rút pin ngay ra lập tức và mang luôn đến các trung tâm sửa chữa laptop uy tín để được làm khô và sạch thiết bị. Không nên tự sấy tại nhà bằng máy sấy cá nhân, vì việc tự sấy không thể làm khô hoàn toàn các linh kiện ở bên trong, lâu dần gây ôxi hóa linh kiện và gây hỏng hóc máy.

Theo gamek