Tổng hợp các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc

Tổng hợp các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 26/12/2023 15:49

Mâm cỗ ngày Tết tại mỗi tỉnh thành lại có những món đặc trưng riêng. Trong đó, mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc sẽ không thể thiếu bánh chưng, dưa hành, xôi gấc, giò lụa,… Dưới đây là tổng hợp các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc mà bạn có thể tham khảo.

1.

Bánh chưng

Trong các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc thì không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết, tổng hòa giữa gạo nếp thơm, đậu xanh ngọt bùi cùng với nhân thịt mỡ béo ngậy, cay nhẹ của hạt tiêu.

Bánh chưng có hình dáng vuông vức cùng màu xanh lá cây của lá dong. Bánh có ý nghĩa cảm tạ trời đất che chở và bảo vệ dân ta, đồng thời ngụ ý sự sung túc, đủ đầy trong năm mới.

Bánh chưng
2.

Thịt đông

Thịt đông cũng là món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc không thể thiếu. Đây là món ăn chủ yếu gồm thịt chân giò (có thể thay bằng thịt gà), bì lợn xào cùng mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu. Món thịt đông này độc đáo ở chỗ là ăn khi đã để nguội lạnh, mà thường ăn vào những ngày Đông giá hay lúc Xuân sang.

Thịt đông
3.

Dưa hành

Vào dịp Tết, dưa hành thường được sử dụng như một món gia vị ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều dầu mỡ như thịt đông, giò chả, thịt gà,… cho đỡ ngán. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

Dưa hành
4.

Gà luộc

Món gà luộc để cúng trong đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới. Người ta tin rằng món ăn này dâng lên đất trời ngày đầu xuân sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Khi ăn những miếng thịt gà có màu vàng tươi, rắc thêm lá chanh thái nhỏ chấm với muối tiêu chanh ớt tạo nên một hương vị đặc trưng.

Gà luộc
5.

Giò lụa

Trong mâm cỗ cổ truyền ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu món giò lụa. Nguyên liệu chính của món giò lụa là thịt lợn giã nguyễn mịn kết hợp cùng các gia vị như nước mắm, tiêu,… bọc lá chuối bên ngoài và sau đó luộc hoặc hấp thật kỹ. Khi chín, giò có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, ăn kèm với dưa hành muối thì quá “chuẩn bài”.

Giò lụa
6.

Giò xào (giò thủ)

Giò xào hay còn gọi là giò thủ cũng là món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc không thể thiếu. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này gồm tai, lưỡi, mũi heo (lợn), nấm mèo, hành tỏi. Món giò xào không chỉ đậm đà về hương vị mà con mang theo mong muốn một năm mới tràn đầy phúc lộc.

Giò xào (giò thủ)
7.

Xôi gấc

Cùng với các món ăn truyền thống như bánh chưng, gà luộc, giò lụa, giò xào hay thịt đông thì xôi gấc cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết truyền thống. Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn thế nữa, màu đỏ của gấc còn là màu tự nhiên của đất trời tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới.

Xôi gấc

Chính vì thế, vào bữa cơm tất niên hay trên mâm cỗ cúng gia tiên ngày đầu năm mới, người Việt thường chuẩn bị thêm một đĩa xôi gấc như niềm tin sẽ được nhiều lộc, nhiều may mắn trong cả năm.

8.

Nem rán

Nem rán một món ăn không chỉ quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống miền bắc. Những miếng nem được chiên vàng với lớp vỏ ngoài giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay quyện vào nhau cho đậm đà tròn vị.

Nem rán
9.

Canh măng khô móng giò/xương

Thịt chân giò mềm ngon kết hợp với măng giòn sần sật là món ăn truyền thống mỗi khi Tết đến xuân về của các gia đình miền Bắc. Nguyên liệu chính cho món canh măng móng giò là: măng khô, móng giò heo, hành lá, hành khô, nước mắm, muối, hạt tiêu vừa đủ.

Canh măng khô móng giò/xương

Có rất nhiều loại măng thường được chọn phơi khô để dùng cho món này. Tuy nhiên, hai loại măng ngon nhất là măng lưỡi lợn và măng nứa hương. Các gia đình miền Bắc thường nấu canh măng với móng giò hoặc ngan/gà già. Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết Nguyên đán là canh măng móng giò.

Măng khô làm trung hòa vị béo của thịt lợn, tạo nên vị ngọt thanh mà không ngấy cho món ăn cổ truyền này.

Trên đây là tổng hợp các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Bắc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng với những thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp bạn chọn được món ăn phù hợp để bày mâm cỗ dâng cúng tổ tiên và chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết được đủ đầy.