Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 24/05/2023 13:56
Măng cụt là trái cây được nhiều người săn lùng hiện nay để làm gỏi gà măng cụt – món ăn “hot” nhất trên các trang mạng xã hội gần đây. Tuy nhiên, nếu không sử dụng măng cụt đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy măng cụt kỵ gì? Những ai không nên ăn măng cụt? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Măng cụt là loại trái cây có hình dạng tròn, khi chưa chín thì có màu xanh nhạt, khi đã chín thì chuyển sang màu tím nhạt, tím đỏ như màu rượu vang.
Măng cụt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như:
- Làm đẹp da; hỗ trợ giảm cân, dữ dáng.
- Giúp làn da khỏe mạnh, chống vi khuẩn, nấm ngứa hoặc dị ứng. Ngoài ra, ăn măng cụt đúng cách còn giúp loại bỏ các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, viêm da, vẩy nến, chàm,…
Măng cụt có tác dụng làm đẹp da
- Hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Vỏ quả măng cụt có chứa nhiều xanthones. Chất này giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và hiệu quả trong việc chống béo phì.
- Vỏ măng cụt giúp cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, giải độc, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
- Ngoài cách ăn trực tiếp thông thường, măng cụt còn có thể dùng để trộn với salad trái cây, sữa chua,…. Hoặc gần đây có nhiều người dùng măng cụt xanh để làm gỏi.
Măng cụt khi dùng cùng lúc với những loại thực phẩm, đồ uống dứới đây có thể gây ngộ độc, nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Không ăn măng cụt cùng với đường cát
Măng cụt kỵ gì? Măng cụt kỵ ăn với đường cát. Bạn tuyệt đối không ăn 2 thứ này cùng một lúc vì có thể gây tử vong.
Măng cụt kỵ với món gì? Măng cụt kỵ ăn cùng lúc với đường cát
Nước có ga
Không ăn măng cụt khi uống nước có ga. Bởi đây là một sự kết hợp đại kỵ, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bạn. Lý do là vì măng cụt có chứa rất nhiều axit, nước có ga thì chứa đường nhân tạo. Chính vì thế, bạn đừng ăn chúng gần nhau.
Không ăn chung với dưa hấu
Dưa hấu và măng cụt đều có tính mát nên khi ăn chung 2 loại trái cây này với nhau sẽ khiến cơ thể bị lạnh bụng, tổn thương tỳ vị, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn măng cụt với các loại thực phẩm có đặc tính tương tự như dưa leo, dừa, măng tây, đậu tương.
3.
Những ai không nên ăn măng cụt?
Bệnh nhân ung thư
Theo một số nghiên cứu, măng cụt có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của thuốc hóa trị hay liệu pháp xạ trị. Vì có một số loại thuốc hóa trị phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Thế nhưng, các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.
Người chuẩn bị làm phẫu thuật
Chất xanthones có trong măng cụt có thể làm cản trở đến quá trình đông máu, làm vết mổ bị chảy máu nhiều. Hơn nữa, chất này cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do vậy, nếu chuẩn bị làm phẫu thuật thì bạn không nên ăn măng cụt trước đó 2 tuần.
Người bị bệnh về đường tiêu hóa
Măng cụt có vị chua và hàm lượng chất xơ cao, vì thế không nên ăn hàng ngày hoặc ăn quá nhiều. Đặc biệt, với người có bệnh về đường tiêu hóa thì cũng nên hạn chế ăn loại trái cây này vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.
Người mắc bệnh đa hồng cầu
Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Khi mắc bệnh này thì tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.
Trên đây là măng cụt kỵ gì? Những ai không nên ăn măng cụt? Hy vọng qua thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp bạn biết thêm về trái cây này cũng như dùng đúng cách để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.