Máy giặt bị cặn bẩn - nguyên nhân và những cách xử lý hiệu quả

Máy giặt bị cặn bẩn - nguyên nhân và những cách xử lý hiệu quả

Biên tập bởi: Trương Vân Anh - Cập nhật ngày 12/10/2022 15:23

Quần áo giặt xong mà vẫn bị dính bẩn, vết dơ thường do máy giặt bị cặn bẩn, cặn bám gây ra. Tình trạng này là do máy giặt không vệ sinh sau thời gian sử dụng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng này mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của MediaMart! 

1.

Máy giặt bị cặn bẩn do nguyên nhân nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến máy giặt xuất hiện tình trạng bị cặn bẩn, cặn bám: 

  • Dầu mỡ đọng trong lồng giặt 

Dầu mỡ bám dính trên quần áo sau khi giặt sẽ dễ bị đọng lại ở bên trong lồng giặt và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng máy giặt bị cặn bẩn. Những cặn bẩn này sẽ dễ bám dính vào quần áo ở những lần giặt sau và khiến quần áo bạn không được sạch sẽ. 

  • Do dư thừa dung dịch làm mềm vải

Nhiều người có thói quen cho nhiều nước xả vải trong mỗi lần giặt vì nghĩ rằng quần áo được sạch và thơm hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều lại khiến cho dung dịch này dễ vón cục và đọng dư lại trong lồng giặt khiến cho máy giặt lại trở nên bẩn hơn. 


  • Lớp sơn bị bong tróc 

Lớp sơn bên trong máy giặt cũng rất dễ bị bong tróc và tạo ra các vết hoen gỉ màu vàng sậm, nâu đỏ bám trên quần áo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến quần áo sau khi giặt bị bám cặn, vết dơ. 


  • Túi lọc cặn bẩn trong lồng giặt bị rách 

Mọi máy giặt hiện nay đều được trang bị túi lọc bên trong lồng giặt để lọc các sợi vải thừa, rác vụn rơi ra trong quá trình giặt máy. Nếu như túi lọc bị rách hoặc quá bẩn sẽ làm giảm hiệu quả lọc sạch cũng như khiến cho áo quần không được sạch sẽ. 


  • Một số nguyên nhân khác 

Tình trạng máy giặt bị bám cặn còn có thể do các nguyên nhân: máy giặt không được bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ; lượng nước và lượng quần áo không cân bằng hoặc cũng có thể do một số bộ phận của máy giặt bị hỏng

2.

Hậu quả của việc máy giặt bẩn mà bạn cần biết

  • Quần áo bị bẩn, bám cặn dù mới giặt xong 

Lồng giặt không sạch sẽ, có nhiều cặn bẩn khiến cho quần áo giặt xong sẽ không được sạch sẽ, có nhiều cặn bẩn bám dính khiến bạn cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, còn khiến những bộ quần áo bạn yêu thích không còn giữ được độ mới, màu sắc như ban đầu và khiến bạn phải nói lời tạm biệt với chúng. 


Không những vậy, khăn mặt hay quần áo trong … cũng không đảm bảo sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều hơn gây ra một số bệnh lý về da và ảnh hưởng tới sức khỏe 

  • Khả năng làm sạch của máy bị giảm 

Các chất bẩn không chỉ dễ bám vào áo quần mà chúng cũng dễ dàng len lỏi sâu hơn vào các bộ phận bên trong máy giặt. Điều này khiến cho máy giặt giảm hiệu suất hoạt động, ảnh hưởng tới chu trình giặt và gây tốn nhiều điện năng. Bên cạnh đó, máy giặt cũng rất dễ bị hỏng và phát ra các tiếng kêu lớn bất thường. 


  • Lồng giặt tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe 

Lồng giặt quá bẩn do không được vệ sinh định kỳ sẽ tạo điều kiện cho nhiều cặn bẩn được tích tụ cũng như nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Từ đó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe đặc biệt là với trẻ nhỏ. 


3.

Tổng hợp những cách khắc phục tình trạng máy giặt bị cặn bẩn hiệu quả

3.1. Vệ sinh máy giặt định kỳ 

Để hạn chế tối đa tình trạng máy giặt bị bám cặn hay xử lý hiện tượng này trên máy giặt, bạn cần vệ sinh thiết bị định kỳ từ 3 - 6 tháng sử dụng. Cách này sẽ giữ cho máy giặt của bạn luôn được sạch sẽ, nâng cao hiệu quả giặt sạch và hạn chế vi khuẩn nấm mốc. 


3.2. Sử dụng nước giặt, nước xả phù hợp 

Bạn cũng cần chú ý cân đối lượng nước giặt, nước xả vải phù hợp với dòng máy giặt bạn đang dùng. Sử dụng lượng nước giặt và nước xả đúng như hướng dẫn cũng giúp cho dung dịch này dễ được hòa tan với nước và tránh tình trạng vón cục. Từ đó không chỉ giúp quần áo được thơm tho, sạch sẽ hơn mà còn bảo vệ máy giặt tốt hơn, tránh tình trạng hỏng hóc và giảm tuổi thọ. 

Bạn cũng nên chú ý đổ nước giặt, nước xả vào đúng khay đựng tránh đổ trực tiếp lên quần áo để máy có thể vận hành theo đúng chu trình giặt được thiết lập sẵn. 


3.3. Vệ sinh khay đựng nước xả, nước giặt thường xuyên 

Khay đựng nước xả vải, nước giặt cũng cần được vệ sinh thường xuyên để tránh bị bám cặn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và bám dính trên áo quần. Bên cạnh đó, nếu như không vệ sinh bộ phận này thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến máy giặt và có thể bị hỏng hóc. 


3.4. Vệ sinh túi lọc cặn bẩn trong lồng giặt 

Sau mỗi lần giặt, bạn cũng nên tháo túi lọc rác trong lồng giặt để loại bỏ các vụn, sơ vải … được hút vào trong bộ phận này. Điều này vừa giúp hạn chế rác và xơ vải đi làm ống dẫn thải nước gây tắc nghẽn và cũng giữ cho áo quần được sạch, hạn chế cặn bẩn bám dính. 

Trường hợp túi lọc rác, lọc cặn bẩn bị rách bạn cũng nên thay mới để đảm bảo hiệu quả lọc rác, cặn bẩn của máy giặt tốt hơn. 

3.5. Giặt lượng quần áo theo đúng quy định của nhà sản xuất 

Mỗi mỗi loại máy giặt đều được nhà sản xuất quy định về khối lượng giặt phù hợp với công suất và kích thước máy. Do đó mà bạn không nên giặt quá nhiều quần áo cùng lúc hay giặt quá ít sẽ khiến máy bị quá tải hoặc thiếu tải. Từ đó mà khiến áo quần của bạn không được làm sạch hoàn toàn mà còn khiến máy giặt nhanh bị hỏng. 


3.6. Một số tip làm sạch lồng giặt 

Bạn có thể sử dụng các loại bột vệ sinh lồng giặt chuyên dụng hoặc các nguyên liệu tự nhiên: giấm, baking soda … để làm sạch lồng giặt, loại bỏ các vết cặn bẩn cứng đầu đọng lại và giúp khử mùi hôi hiệu quả. 

Tổng kết lại, có nhiều nguyên nhân khiến cho máy giặt bị bám cặn và tình trạng này có ảnh hưởng khá lớn không chỉ tới áo quần, sức khỏe người dùng mà còn khiến cho thiết bị nhanh bị hỏng, xuống cấp hơn. Với những chia sẻ trên đây về cách khắc phục hiệu quả tình trạng này, Mediamart hy vọng rằng bạn sẽ giữ cho máy giặt nhà mình luôn sạch sẽ, bền đẹp trong quá trình sử dụng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi đến cuối bài viết này của chúng tôi !