Vì sao nên bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà thường xuyên?

Vì sao nên bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà thường xuyên?

Để giúp cho máy hút bụi tăng tuổi thọ và vận hành được trơn tru, người dùng cần bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị thường xuyên. Tham khảo ngay những lý do cần bảo dưỡng máy hút bụi trong bài viết sau đây của MediaMart nhé ! 

1.

Vì sao nên bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà thường xuyên?

Sàn nhà là nơi thường xuyên tích tụ bụi bẩn nhất trong ngôi nhà. Đó có thể là bụi từ không khí, bụi từ đế giày dép hay bùn đất, thậm chí là da chết, tóc rụng, lông động vật … Chính vì thế, việc dọn dẹp, hút bụi thường xuyên là điều cần thiết để giữ nhà cửa được sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe. 

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc máy hút bụi cũng sẽ cần hoạt động nhiều hơn và phải thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn. Khi máy hút bụi bị bẩn cũng sẽ khiến ngôi nhà của bạn không được sạch sẽ hoàn toàn. Do đó, bảo dưỡng máy hút bụi là cách để giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn. 

Vì sao nên bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà thường xuyên?

Đồng thời, việc bảo dưỡng các linh kiện bên trong máy như dây điện, hộp chứa bụi… định kỳ cũng giúp người dùng nhanh chóng phát hiện những sự cố và nhanh chóng khắc phục để bảo vệ thiết bị cũng như đảm bảo an toàn cho cả nhà. 

2.

Những bộ phận trên máy hút bụi cần được vệ sinh, bảo dưỡng

2.1. Hộp chứa bụi 

Hộp chứa bụi là có thể nói là bộ phận quan trọng nhất của máy hút bụi. Tuy nhiên, không phải lúc nào bộ phận này cũng được vệ sinh đúng cách. Người dùng nên thường xuyên đổ bụi, rác thải đã được hút thường xuyên dù đã đầy hay không. Điều này sẽ giúp cho máy hút bụi hoạt động tốt hơn và tránh tình trạng tắc hoặc nóng máy. 

Những bộ phận trên máy hút bụi cần được vệ sinh, bảo dưỡng

Hiện nay có hai loại bộ phận chứa bụi trong máy hút bụi là hộp chứa và túi đựng. Đối với dạng hộp chứa, sau khi đổ rác thải bạn cần vệ sinh chúng với nước cùng các dung dịch tẩy rửa nhẹ, sau đó lau thật khô để tiếp tục sử dụng. Còn đối với dạng túi đựng bụi, bạn cần chú ý thường xuyên giặt sạch sẽ và phơi khô chúng sau mỗi lần đổ rác. 

Lưu ý là túi bụi sau một khoảng thời gian sử dụng rất dễ bị rách khiến bụi có thể lọt ra ngoài. Do đó bạn cũng cần chú ý thay thế túi chứa mới để giúp khoang bụi luôn được sạch sẽ 

2.2. Vòi hút 

Vòi hút hay đầu hút bẩn cũng là nguyên nhân gây cản trở đường lưu thông của không khí, bởi vậy mà khiến cho lực hút bị giảm đáng kể. Vòi hút rất dễ bị tắc bởi các vật thể như tóc, giấy, lông động vật …. 

Những bộ phận trên máy hút bụi cần được vệ sinh, bảo dưỡng

2.3. Bánh xe 

Bánh xe là bộ phận giúp cho máy hút bụi có thể di chuyển tới các vị trí cần hút bụi trong nhà. Do phải di chuyển thường xuyên và thay đổi hướng liên tục cũng như tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Bởi vậy mà bánh xe cũng là bộ phận rất dễ bị bẩn nhưng lại không được chú ý đến để vệ sinh. 

3.

Cách bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà

  • Bước 1: Kiểm tra tổng quát máy hút bụi 

Trước tiên, bạn hãy quan sát toàn bộ máy hút bụi: dây điện có dấu hiệu đứt, hở hay không, bánh xe có bị dính tóc, rác thải hay không…Sau đó bạn dùng khăn mềm để lau sạch toàn bộ vỏ bên ngoài của máy hút bụi 

  • Bước 2: Vệ sinh màng lọc 

Các dòng máy hút bụi hiện nay sẽ sử dụng hai loại màng lọc là túi lọc bụi bằng vải và màng lọc tiêu chuẩn ( có thể là màng lọc HEPA). Khi vệ sinh màng lọc, bạn cần gỡ toàn bộ rác thải như tóc rụng, lông thú hay sợi vải, bụi bẩn … sau đó rửa sạch bằng dung dịch tẩy rửa và lau khô chúng trước khi lắp lại sử dụng 

Cách bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà
  • Bước 3: Vệ sinh đầu chải sàn 

Đầu chải sàn là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà giúp kéo các loại rác, bụi một cách nhanh chóng. Do đó mà bạn cũng cần vệ sinh bộ phận này trong quá trình bảo dưỡng, vệ sinh máy để giúp cho thiết bị vận hành êm ái, trơn tru và tăng hiệu quả hút bụi. 

Cách bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà
  • Bước 4: Kiểm tra đầu hút 

Đầu hút của máy hút bụi cũng cần được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng để xem có dấu hiệu bị nứt, bám bụi hay không nhằm giúp cho luồng khí được lưu thông tốt hơn 

Hy vọng với bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách bảo dưỡng máy hút bụi hiệu quả hơn. Hãy lưu và áp dụng ngay nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !