Phân biệt các loại mặt kính bếp từ phổ biến hiện nay
Biên tập bởi: Trương Vân Anh - Cập nhật ngày 01/08/2023 16:20
Chất liệu mặt kính bếp từ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả truyền nhiệt. Đồng thời cũng là yếu tố tác động tới bộ bền của bếp từ và đảm bảo an toàn cho người dùng. Vậy có những loại mặt kính bếp từ nào? Đặc điểm nổi bật của từng loại ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của MediaMart nhé !
Chất liệu của mặt kính ảnh hưởng như nào tới độ bền của bếp từ?
Mặt kính bếp từ là bộ phận có tác dụng dẫn truyền nhiệt từ bộ phận làm nóng lên đáy nồi để làm chín thức ăn. Chính vì thế, khi chất lượng mặt kính tốt, chịu nhiệt cao thì sẽ đảm bảo bếp từ luôn hoạt động tốt. Đồng thời, tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho thiết bị.
Bởi vậy, có thể nói, mặt kính bếp từ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Nên đây cũng là một trong những tiêu chí cần chú ý tới khi chọn mua bếp từ mà người tiêu dùng cần quan tâm.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại mặt kính bếp từ, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Trong đó, có 7 loại mặt kính phổ biến nhất, cụ thể:
2.1. Mặt kính chịu nhiệt
Mặt kính bếp từ chịu nhiệt là một trong những loại chất liệu phổ biến được sử dụng cho bếp từ, bếp hồng ngoại đơn. Mặc dù có khá thành khá rẻ nhưng mặt kính chịu nhiệt vẫn đảm bảo các ưu điểm:
Độ sáng bóng cao
Có khả năng chống va đập tốt
Chịu lực và chịu nhiệt tốt ( dưới 700 độ C), nên không gây biến dạng bề mặt
2.2. Mặt kính Ceramic thông thường
Mặt kính Ceramic hay sứ thủy tinh, là một trong những loại mặt kính bếp từ phổ biến nhất trên thị trường. Thành phần cấu tạo của kính Ceramic chủ yếu là thủy tinh và một số gốm sứ tinh thể đen. Do vậy mà có khả năng chịu nhiệt khá tốt trong khoảng 600 - 1150 độ C, bền và khó bị nứt trong quá trình sử dụng.
Đồng thời, chất liệu này còn được đánh giá cao bởi độ sáng bóng đẹp, khó bị bám bẩn nên rất dễ lau chùi. Mặt kính Ceramic giúp làm nóng vùng nấu nhanh và hiệu quả mà đảm bảo xung quanh vùng nấu luôn mát. Từ đó giúp hạn chế tai nạn bỏng cho người dùng.
Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng cần tránh đặt nồi có trọng lượng quá 10kg lên bếp từ. Đồng thời, cũng cần hạn chế để nước hay đồ lạnh lên vùng nấu còn nóng, sẽ khiến vỡ mặt kính.
Mặt kính Schott hay Schott Ceran là sản phẩm được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghệ Quốc tế SCHOTT tại Đức. Mặt kính Schott được làm từ gốm sứ thủy tinh đặc biệt cao cấp nên rất bền và đảm bảo chất lượng. Hoàn toàn không chứa các chất độc hại như Asen hay antimon ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.
Ưu điểm của dòng mặt kính bếp từ này:
Khả năng chịu lực tốt, bề mặt kính được đánh giá là rất bền bỉ. Chống trầy xước và va đập mạnh
Chất liệu thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng
Khả năng chịu sốc nhiệt cực tốt dù bạn đổ nước lạnh lên vùng nấu đang nóng mà không làm vỡ mặt kính
Chịu được nhiệt độ cao từ 700 - 1000 độ C
Chịu được trọng lượng nặng tới 15kg
2.4. Mặt kính Eurokera (Pháp)
Mặt kính Eurokera được viết tắt là K+. Đây là một sản xuất lần đầu vào năm 1990 theo công nghệ cao của Pháp. Đây là loại mặt kính được sản xuất từ sợi gốm Ceramic thủy tinh siêu bền.
Bởi vậy, chúng có ưu điểm phải kể đến như chịu được nhiệt độ cao tới 700 độ C; khả năng chịu lực tốt, chống trầy xước. Đồng thời có khả năng chịu sốc nhiệt tới 600 độ C được mài vát cạnh tinh tế và độ thẩm mỹ cao. Đặc biệt, mặt kính nguyên khối có bền cực cao. Ngoài ra, mặt kính bếp từ Eurokera còn có khả năng tái chế và bảo vệ môi trường, đây là ưu điểm hiếm có dòng mặt kính bếp từ nào có được
2.5. Mặt kính Ceramic - Kanger
Mặt kính Kanger là dòng mặt kính được sản xuất tại Trung Quốc và được sử dụng cho nhiều sản phẩm như lò nướng, lò vi sóng, bếp gas… bên cạnh bếp từ.
Ưu điểm của dòng mặt kính Kanger là có thể chịu nhiệt ở khoảng dưới 800 độ C. Đồng thời có khả năng chịu sốc nhiệt là 500 độ C. Ngoài ra, mặt kính bếp từ Kanger cũng được đánh giá cao nhờ khả năng chống mài mòn tốt, cách điện khá tốt và độ dẫn nhiệt thấp
2.6. Mặt kính Crystal bếp từ
Mặt kính bếp từ Crystal là dòng mặt kính được làm từ các tinh thể phale và có cấu tạo gần giống với chất liệu Ceramic. Do đó, ưu điểm của dòng mặt kính này cũng là có khả năng chịu nhiệt tốt và có độ sáng bóng đẹp mắt.
Đồng thời, mặt kính Crystal cũng có ưu điểm là chịu lực tốt tới 800 độ C. Khả năng dẫn nhiệt của Crystal là theo phương thẳng đứng nên có thể tập trung tối đa lượng nhiệt cần thiết cho đun nấu. Bên cạnh đó, một điểm mà người tiêu dùng khá yêu thích ở dòng mặt kính này là khả năng vệ sinh nhanh, đơn giản.
2.7. Sứ
Ngoài các chất liệu kể trên, còn có dòng mặt kính bếp từ bằng sứ. Tuy nhiên, chất liệu này lại ít phổ biến hơn cả. Về cơ bản, chất liệu sứ cũng có khả năng chịu nhiệt tốt lên tới 900 độ C, nên truyền nhiệt tốt và hạn chế nứt vỡ. Đồng thời, sứ cũng có khả năng cách điện cao, sáng bóng và dễ dàng vệ sinh
Chống mài mòn tốt, cách điện khá tốt và độ dẫn nhiệt thấp
Giá thành rẻ hơn so với dòng kính Schott hoặc Eurokera
Kính Crystal - Pha lê
Chịu lực, chịu nhiệt tốt
Tính thẩm mỹ cao
Dẫn truyền nhiệt theo phương thẳng đứng
Dễ dàng làm sạch
Giá thành rẻ
Chịu lực, chịu nhiệt tốt
Sứ
Dẫn truyền nhiệt tốt
Hạn chế nứt vỡ
Bề mặt sáng bóng và dễ dàng vệ sinh
Cách điện cao
Qua những thông tin trên đây, MediaMart hi vọng bạn đã hiểu thêm về đặc điểm, ưu điểm nổi bật của một số loại mặt kính bếp từ thông dụng hiện nay. Từ đó, sẽ có lựa chọn phù hợp khi chọn mua dòng bếp từ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của gia đình.
Mời bạn tham khảo thêm một số mẫu bếp từ bán chạy tại MediaMart