NPU là gì? Có gì khác biệt so với GPU?

NPU là gì? Có gì khác biệt so với GPU?

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 21/08/2024 13:39

Đón đầu xu thế trí tuệ nhân tạo AI, NPU đã trở thành một trong những yếu tố ưu tiên hàng đầu khi mua PC hoặc laptop thế hệ mới. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được NPU là gì và sự khác biệt của nó với GPU. Nếu bạn là một trong số đó, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết.

1.

Khái niệm NPU

NPU là bộ xử lý chuyên dụng có công dụng rút ngắn thời gian vận hành của mạng nơ – rơn nhân tạo gồm các tác vụ tính toán AI cũng như Machine Learning (ML). Bộ xử lý này bao gồm việc tối ưu hoá các phần cứng một cách cụ thể để vận hành hiệu quả hơn nhằm đạt hiệu quả dùng năng lượng cao.

Khái niệm NPU

NPU có thể xử lý song song hoặc cùng một lúc nhiều tác vụ AI và ML như suy luận và đào tạo vô cùng hiệu quả. NPU có thể dùng được nhiều nhiệm vụ AI khác nhau như đào tạo hệ thống AI và nhận dạng khuôn mặt.

2.

Khái niệm về GPU

Đây là bộ xử lý của PC, laptop dùng để nâng cao hiệu quả xử lý các tác vụ đồ hoạ cũng như năng suất hiển thị các video và hình ảnh. Giống như NPU, GPU có khả năng xử lý song song nhiều tác vụ cũng như thực hiện hàng nghìn tỷ thao tác trên mỗi giây.

Khái niệm về GPU

Khi mới ra đời, GPU được dùng để tăng tốc các tác vụ xử lý và kết xuất đồ hoạ là chủ yếu. Thế nhưng hiện giờ GPU được nhà sản xuất hướng đến sử dụng cho các tác vụ tính toán. Bởi thông lượng cao, GPU có thể vận hành các hoạt động dùng dữ liệu như xử lý dữ liệu quy mô lớn cũng như thực hiện các phép tính phức tạp.

3.

Sự khác biệt giữa NPU và GPU

Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa NPU và GPU chính là hai bộ phận này thực hiện các công việc riêng. GPU nâng cao hiệu quả các tác vụ kết xuất đồ hoạ như chỉnh sửa ảnh, video và chơi game. NPU thì tăng tốc khối lượng công việc liên quan đến AI và ML.

Sự khác biệt giữa NPU và GPU

Bên cạnh các chức năng chuyên biệt, GPU hiện nay còn được dùng cho các tác vụ tính toán khác như đào tạo hệ thống suy luận Deep Learning và AI. Tuy nhiên với lý do hiệu suất và hiệu quả nên các hãng PC, laptop thường sử dụng bộ xử lý chuyên dụng như NPU để tăng tốc phần cứng hiệu quả hơn.

Về hiệu suất, cả NPU lẫn GPU đều được tính bằng số nghìn tỷ hoạt động mà bộ xử lý có thể vận hành mỗi giây. Thông số này được biểu hiện bằng Tera hoặc nghìn tỉ hoạt động mỗi giây.

Trên đây là sự khác biệt giữa NPU lẫn GPU mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật những thông tin hữu ích nhất.

Một số mẫu laptop tích hợp AI đang bán chạy tại MediaMart