Windows 11 là gì? Khác gì so với Windows 10? Có nên nâng cấp hay không?

Windows 11 là gì? Khác gì so với Windows 10? Có nên nâng cấp hay không?

Biên tập bởi: test - Cập nhật ngày 14/04/2022 09:20

Tại sự kiện What’s Next for Windows được tổ chức vào ngày 24/06/2021, Microsoft thông báo sẽ ra mắt hệ điều hành Windows 11 cụ thể vào ngày 5/10. Vậy Windows 11 là gì? Có đặc điểm gì nổi bật hơn so với Windows 10? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1.

Windows 11 là gì? Khi nào ra mắt?

Windows 11 là hệ điều hành mới nhất được sử dụng trên laptop. Tại phiên bản này, người dùng sẽ được trải nghiệm các chức năng mới, giao diện mới và chứng kiến sự lột xác ngoạn mục về những tính năng thông minh mà nhà phát triển Microsoft mang lại.
Gần đây, Microsoft đã thông báo sẽ phát hành Windows 11 chính thức vào ngày 05/10/2021.

1

2.

Các phiên bản của Windows 11

Theo như bản thử nghiệm Windows 11 Beta được ra mắt vào ngày 30/07/2021, hệ điều hành mới này có thể bao gồm 11 phiên bản Windows khác nhau. Trong đó có thể kể đến như:
Windows 11 Home.
Windows 11 Home N.
Windows 11 Home Single Language.
Windows 11 Education.
Windows 11 Education N.
Windows 11 Pro.
Windows 11 Pro N.
Windows 11 Pro Education.
Windows 11 Pro Education N.
Windows 11 Pro for Workstations.
Windows 11 Pro N for Workstations.

1

3.

Các tính năng mới nổi bật của Windows 11 so với Windows 10

Logo mới
Trên hệ điều hành Windows 10, Microsoft sử dụng logo hình cửa sổ kết hợp cùng hiệu ứng 3D đẹp mắt. Tuy nhiên, nhà phát triển đã loại bỏ hiệu ứng này trên phiên bản Windows 11. Họ chỉ sử dụng bốn hình vuông ghép với nhau thành hình cửa sổ, tương tự với logo trên máy tính của hãng.

1

Hệ thống icon mới
Người dùng sẽ được trải nghiệm bộ sưu tập icons mới với gam màu đậm và cá tính hơn trên Windows 11. Ngoại trừ giao diện File Explorer vẫn giữ nguyên như cũ, các biểu tượng khác như Desktop, Download, Document, Music, Pictures và Videos đều được thay bằng icons mới theo phong cách Fluent Design.

1

Kho icons mới trên hệ điều hành Windows 11
Fluent Design là ngôn ngữ thiết kế đa nền tảng, được Microsoft phát hành vào năm 2017. Khi thiết kế giao diện Windows 11 với phong cách Fluent Design, các nhà phát triển đã dựa trên 5 yếu tố chính:
Ánh sáng: Khi người dùng đưa trỏ chuột vào biểu tượng, các dải sáng sẽ hiện lên ở phần viền vô cùng nổi bật.
Chiều sâu: Icons được thiết kế đổ bóng, tạo cảm giác chân thực cho người dùng.
Chuyển động: Microsoft sử dụng hiệu ứng di chuyển icons khi người dùng thao tác như mờ dần, di chuyển sang trái/phải hoặc chìm xuống nền.
Chất liệu: Chất liệu Acrylic được sử dụng để tạo hiệu ứng mờ ảo. Chẳng hạn khi người dùng mở ứng dụng, cửa sổ ứng dụng sẽ hiển lên với các mảng nền rõ nét và mờ đục khác nhau, giúp giúp người dùng dễ đọc thông tin.
Tỷ lệ: Kích thước của icons và ứng dụng có thể thích nghi với nhiều thiết bị khác nhau như laptop, máy tính bảng và điện thoại.
Các biểu tượng được thiết kế theo phong cách Fluent Design
Thanh Taskbar và Menu Start được làm mới
Trên Windows 11, thanh Taskbar được thiết kế gọn gàng với các biểu tượng ở chính giữa, những thông tin về thời gian sẽ nằm ở góc phải. Ngoài ra, công cụ Microsoft Teams cũng được tích hợp trên thanh tác vụ này, giúp người dùng kết nối nhanh chóng với bạn bè và người thân thông qua tin nhắn, cuộc gọi thoại hoặc gọi video.

1

Menu Start có thiết kế bo tròn các góc và được đặt chính giữa màn hình. Các icon nằm rải rác trên cửa sổ hiển thị thay vì gom lại bên trái như trước. Phía trên cùng sẽ có thêm ô tìm kiếm để người dùng thuận tiện tìm kiếm ứng dụng.

1

Giao diện Action Center và Settings được lột xác
Trên hệ điều hành Windows 11, các biểu tượng trong Action Center được sắp xếp gần nhau, bo tròn và tối giản. Thanh trượt điều chỉnh âm lượng và độ sáng màn hình có thiết kế mới đẹp mắt. Hơn nữa, khi vực Action Center và khu vực thông báo sẽ được tách rời hoàn toàn, giúp người dùng quản lý công việc thuận tiện hơn.

1

Action Center trên hệ điều hành Windows 11
Bên cạnh sự thay đổi giao diện và cấu trúc Action Center, thiết kế mới của Cài đặt Windows cũng là đặc điểm đáng chú ý. Các biểu tượng trong phần cài đặt được thiết kế sống động với nhiều màu sắc tươi mới. Đặc biệt ở phiên bản này, Microsoft cho phép người dùng cá nhân hóa laptop tối đa khi hỗ trợ thêm tính năng đổi tên laptop (Rename) ngay trong phần cài đặt hệ thống (System).

1

Giao diện Settings trên hệ điều hành Windows 11
Các góc cửa sổ được bo tròn
Trên Windows 10, cửa sổ ứng dụng thường có hình vuông và hình chữ nhật. Các góc vuông được cắt xén gọn gàng tạo nên cảm giác mạnh mẽ và chắc chắn ở người dùng. Tuy nhiên, với phiên bản Windows 11, các nhà phát triển đã bo tròn nhẹ nhàng 4 góc của cửa sổ, khiến người xem có cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

1

Tính năng Snap với cửa sổ đa nhiệm
Hệ điều hành Windows 11 được trang bị tính năng Snap Layout mới khiến người dùng vô cùng thích thú. Cụ thể, khi bạn ấn vào vị trí phóng to cửa sổ thì Windows sẽ gợi ý một số bố cục có sẵn. Điều này cho phép bạn chạy nhiều ứng dụng cùng lúc như chạy 2 ứng dụng song song, 3 ứng dụng dạng cột hoặc 4 ứng dụng dạng lưới.

1

Snap Layout chỉ áp dụng trên các ứng dụng có sẵn trên hệ điều hành Windows. Người dùng chưa thể sử dụng tính năng này đối với ứng dụng bên thứ 3.
Microsoft Store cho phép cài đặt ứng dụng Android
Một đặc điểm nổi bật khác trên Windows 11 chính là người dùng có thể chạy được ứng dụng Android mà không cần giả lập. Cụ thể, người dùng chỉ cần vào Microsoft Store để tìm kiếm và cài đặt ứng dụng yêu thích. Kho ứng dụng này được cung cấp bởi nhà phát triển Amazon, chứa nhiều ứng dụng nổi tiếng như TikTok, Twitter, Canva và nhiều phần mềm Android khác.

1

4.

Yêu cầu hệ thống tối thiểu để cập nhật Windows 11

Để có thể cập nhật hệ điều hành Windows 11, laptop của bạn cần đảm bảo các yêu cầu về hệ thống sau:
Bộ xử lý (CPU) : Có tốc độ xử lý tối thiểu 1 GHz nhờ vào 2 lõi trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc Hệ thống trên Chip (SoC).
Bộ nhớ: RAM 4 GB.
Dung lượng lưu trữ: Tổi thiểu 64 GB.
Vi chương trình hệ thống: UEFI, hỗ trợ Khởi động an toàn
Vi mạch TPM: TPM hiên bản 2.0.
Card đồ họa: Tương thích với DirectX 12 trở lên, có trình điều khiển WDDM 2.0.
Màn hình hiển thị: Lớn hơn 9 inch, độ phân giải HD (720p).
Kết nối Internet: Laptop phải có tài khoản Microsoft và được kết nối Internet.

5.

Có nên nâng cấp Windows 11 hay không?

Hệ điều hành Windows 11 chính sẽ được phát hành vào cuối năm 2021. Để đảm bảo không bị mất dữ liệu và gặp các lỗi vặt trong quá trình sử dụng, người dùng nên cài đặt bản chính thức thay vì sử dụng bản thử nghiệm (Windows 11 Beta).
Microsoft vẫn sẽ phát hành và hỗ trợ người dùng Windows 10 đến hết năm 2025. Bạn có thể tiếp tục sử dụng hệ điều hành nếu cảm thấy phù hợp hoặc nâng cấp miễn phí lên Windows 11 khi được ra mắt với phiên bản hoàn chỉnh.

1