Nguyên nhân khiến nồi cơm điện hay bị trầy xước lớp chống dính

Nguyên nhân khiến nồi cơm điện hay bị trầy xước lớp chống dính

Khi sử dụng nồi cơm điện một thời gian có thể gặp trường hợp lòng nồi bị trầy xước, bong tróc lớp chống dính. Vậy nguyên nhân khiến nồi cơm điện hay bị trầy xước lớp chống dính là gì và liệu sử dụng tiếp có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé!

1.

Vo gạo trong nồi

Nhiều người thường vo gạo luôn trong nồi cơm thay vì cho ra rổ riêng bởi sự tiện lợi. Tuy nhiên, thói này về lâu về dài sẽ làm gạo cọ sát vào bề mặt trong của lòng nồi làm trầy xước.

Vo gạo trong nồi
2.

Dùng đũa hay muỗng múc cơm bằng kim loại

Dùng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại để xới cơm rất dễ làm trầy xước lớp chống dính. Thay vào đó, nên dùng đũa, muỗng lấy cơm bằng gỗ hoặc nhựa chịu nhiệt.

Dùng đũa hay muỗng múc cơm bằng kim loại
3.

Dùng nồi để ngâm chén, đĩa

Nhiều người có thói quen sau khi ăn dùng luôn lòng nồi cơm điện để ngâm chén, đĩa, muỗng đũa trước khi rửa, làm lòng nồi bị bong tróc do cọ xát nhiều. Hãy ngâm chén, đĩa trong thau, chậu riêng thay vì ngâm chung với nồi cơm.

4.

Cạy lớp cơm khô

Khi cơm nguội khô đi, dính chặt vào đáy nồi cơm, bạn không nên cạo mạnh lớp cơm này, rất dễ làm hư lớp chống dính. Thay vào đó nên đổ nước vào lòng nồi cơm ngâm đến khi lớp cơm dính này mềm và tự tróc ra (thường là khoảng 20 phút).

Cạy lớp cơm khô
5.

Vệ sinh lòng nồi sai cách

Việc dùng miếng cọ nồi bằng kim loại hay chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao rất dễ làm lớp chống dính của nồi cơm bị bong tróc chỉ sau 1 thời gian ngắn. Tốt nhất, người dùng nên dùng miếng mút mềm cùng nước rửa chén thông thường để vệ sinh nồi.

Vệ sinh lòng nồi sai cách
6.

Cho nồi lên bếp gas đun nấu

Khi mất điện, nhiều người có thói quen cho nồi cơm lên bếp gas hay bếp điện nấu trực tiếp. Hoặc dùng lòng nồi cơm điện nấu thức ăn như 1 chiếc xoong thông thường. Tuy nhiên, nhiệt độ quá cao rất dễ làm hư lớp chống dính, thậm chí là biến dạng nồi cơm. Ngoài ra, chất muối mặn cũng nhanh chóng khiến lớp chống dính bị bong tróc.

Cho nồi lên bếp gas đun nấu
7.

Nồi cơm điện bị trầy xước lớp chống dính có nên dùng tiếp không?

Lòng cơm điện được phủ lớp chống dính teflon giúp cơm không bị dính vào nồi sau khi nấu. Lớp teflon sẽ bắt đầu hư hỏng khi đun nóng từ 230 đến 260 độ C và phân hủy khi đạt trên 350 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ tối đa của nồi cơm điện là 100 độ C, cao hơn mức nhiệt này nồi sẽ tự tắt hoặc giữ ấm. Điều này đồng nghĩa khi nấu cơm (100 độ C) teflon không phân hủy. Nếu chẳng may ăn phải, chất này trơ không phản ứng với các tế bào cơ thể mà bị đào thải ra ngoài.

Nồi cơm điện bị trầy xước lớp chống dính có nên dùng tiếp không?

Độc hại nhất nằm ở sử dụng sai mục đích. Có những gia đình lấy lõi nồi cơm điện ra nấu nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao, làm teflon bị phân hủy mạnh. Đặc biệt nguy hại khi dùng lõi nồi đun đồ chua, bởi thức ăn có tính axit sẽ dễ ăn mòn lớp kim loại.

Vậy nồi cơm điện bị trầy xước lớp chống dính có nên dùng tiếp không? Nếu nồi cơm bị tróc quá nhiều, làm cơm nấu bị dính vào nồi, dẫn đến cháy hay bị khê, mất ngon, lau chùi khó khăn thì bạn hãy xem xét việc mua nồi cơm mới. Đặc biệt là những chiếc nồi dùng trong khoảng thời gian dài khoảng 5 – 10 năm thì nên thay mới vì nồi cơm mới sẽ nấu cơm ngon hơn và tiết kiệm điện hơn.

Trên đây là nguyên nhân khiến nồi cơm điện hay bị trầy xước lớp chống dính và giải đáp thắc mắc Nồi cơm điện bị trầy xước lớp chống dính có nên dùng tiếp không? Hy vọng rằng với những thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng nồi cơm bền lâu và an toàn cho sức khỏe.

Tham khảo một số mẫu nồi cơm điện giá tốt, bán chạy tại MediaMart: