Hướng dẫn tự bảo dưỡng bình nóng lạnh tại nhà trước mùa lạnh

Hướng dẫn tự bảo dưỡng bình nóng lạnh tại nhà trước mùa lạnh

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 18/11/2021 10:18

Mùa lạnh sắp sửa ghé thăm, chào tạm biệt điều hòa cũng là thời điểm sử dụng bình tắm nóng lạnh hàng ngày, thường xuyên...

1.

Hướng dẫn tự bảo dưỡng bình nóng lạnh tại nhà trước mùa lạnh

Mùa lạnh sắp sửa ghé thăm, chào tạm biệt điều hòa cũng là thời điểm sử dụng bình tắm nóng lạnh hàng ngày, thường xuyên. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, bạn nên bảo dưỡng bình tắm nóng lạnh trước khi bắt đầu vào mùa lạnh, bình tắm phải hoạt động hàng ngày, hết công suất.
Qua thời gian sử dụng bình nóng lạnh lâu ngày, bên trong thành bình nóng lạnh sẽ bám một lớp cặn canxi bẩn do canxi và các tạp chất có trong nước kết tạo thành, cặn bẩn bám vào sợi đốt bình nóng lạnh có thể làm chậm quá trình đốt nóng, gây tốn điện thậm chí nếu không được bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ còn khiến bình nóng lạnh gặp các sự cố hư hỏng khó chữa như bị thủng bình, chảy nước, bình kém nóng, lâu nóng, rò điện, chập điện.... Nhất là ở những khu vực sử dụng nước bị nhiễm phèn hoặc có nhiều tạp chất thì việc bảo dưỡng định kỳ bình nóng lạnh là công việc rất quan trọng.
Bình nóng lạnh sử dụng sau khoảng 6 tháng đến 1 năm ( nếu dùng nhiều – hoặc nguồn nước có nhiều cặn. Ví dụ như nước giếng khoan ) thì chúng ta nên bảo dưỡng định kỳ bảo dưỡng xả cặn đáy bình từ 06 tháng 01 lần, bảo dưỡng 01 năm 01 lần. Nên định kỳ thay thanh ma nhê 01 hoặc 02 năm 01 lần tùy theo chất lượng nguồn nước .
Lưu ý khi vệ sinh bình tắm nóng lạnh
- Vệ sinh vỏ bình bằng khăn mềm, không sử dụng vật cứng. Đồng thời sử dụng nước ấm, không dùng nước nóng hay các chất tẩy rửa, có thể gây hỏng lớp bảo vệ bên ngoài.


Lưu ý rút điện khi chuẩn bị vệ sinh bình nóng lạnh
- Trước khi tháo bình phải ngắt nguồn điện.
- Nếu chưa từng vệ sinh bao giờ, nên tham khảo thêm cấu tạo của bình nóng lạnh để biết rõ các bộ phận, chi tiết và hướng dẫn sử dụng đi kèm khi mua máy.
Các bước vệ sinh bình nóng lạnh
Bước 1
Sau khi ngắt nguồn điện, bạn tháo rơ le nhiệt rồi sau đó lau sạch chân rắc cắm và chân sợi đốt để tăng khả năng tiếp xúc, khi cắm đảm bảo không phát ra tia lửa điện, tránh chập cháy, gây hư hại.
Bước 2
Tháo gioăng ở mặt bình, xả nước, tháo ruột và sử dụng nước tẩy cặn chuyên dụng và sục sạch bình bằng nước sạch thật kỹ cho tới khi thấy nước trong thì thôi.


Bước 3
Ngâm thanh gia nhiệt của bình nước nóng trong nước tẩy chuyên dụng để lại bỏ hết cặn bẩn đang bám vào. Điều này sẽ giúp thời gian làm nóng nước nhanh hơn.
Nếu thanh sợi đốt và thanh magie hao mòn quá nhiều ( trên 50% so với hình dạng bạn đầu) thì cần thay thế mới. Nếu tiếp tục sử dụng, sẽ gây hiện tượng ăn mòn ruột bình, thủng, gây ra sự cố điện nguy hiểm cho người sử dụng.


Trường hợp thanh đốt bị ăn mòn nhiều cần thay thế
Bước 4
Sau khi hoàn tất vệ sinh, lắp ráp lại các chi tiết đầy đủ, nhớ kiểm tra lại các khớp nối và gioăng, đảm bảo không rò nước.
Bước 5
Xả khí trong bình bằng cách mở van nước nóng, sau đó mở van cấp nước lạnh vào bình và để chảy ra theo đường nước nóng. Nếu không thấy không còn bọt khí, đóng van nước nóng lại. Cuối cùng cắm điện cho bình hoạt động và kiểm tra xem nước có đạt nhiệt độ tốt không.