Tảo mộ là gì? Những lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ

Tảo mộ là gì? Những lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ

Biên tập bởi: Trương Vân Anh - Cập nhật ngày 28/12/2023 16:45

Tảo mộ là một trong những phong tục truyền thống của người Việt nhằm thể hiện lòng tôn kính, hiếu thảo với ông bà tổ tiên, cha mẹ đã khuất. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi thức tảo mộ cuối năm là gì? Nên tảo mộ vào ngày giờ nào tốt năm 2024 và những lưu ý quan trọng khi tảo mộ cuối năm. Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của MediaMart nhé! 

1.

Tảo mộ là gì? Ý nghĩa của tục tảo mộ cuối năm

Tảo mộ là hoạt động dọn dẹp, sửa sang hay trang trí lại phần mộ của ông bà tổ tiên hoặc người thân trong gia đình đã mất. Tảo mộ cuối năm thường được các gia đình thực hiện vào những ngày cận Tết Nguyên đán 

Tảo mộ là gì? Ý nghĩa của tục tảo mộ cuối năm

Tục tảo mộ là một nét đẹp văn hóa của người Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn, kính trọng, hướng về nguồn cội thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với ông bà tổ tiên hay người thân đã mất.  

2.

Nên tảo mộ vào ngày giờ nào tốt nhất năm 2024?

Tảo mộ thường được thực hiện sau ngày ông Công ông Táo đến trước chiều 29 hoặc 30 Tết. Ngày giờ đẹp để đi tảo mộ cuối năm thường do các gia đình lựa chọn và sắp xếp sao cho thuận tiện, tề tựu con cháu đông đủ. 

Nên tảo mộ vào ngày giờ nào tốt nhất năm 2024?
3.

Lễ vật và văn khấn tảo mộ

3.1. Những lễ vật cần thiết để đi tảo mộ 

Các gia đình đi tảo mộ cần mang theo các dụng cụ như cuốc, xẻng, khăn lau, nước sạch để dọn dẹp cỏ dại và lau dọn bia mộ sạch sẽ. Ngoài ra, các gia đình theo tục lệ còn chuẩn bị thêm mâm lễ cúng gồm: Hoa tươi, nến, trà, rượu, nước, tiền vàng ( ngựa giấy, quần áo, tiền vàng …), trầu cau, hương, thuốc lá, trà rượu, nước ngọt và trái cây. Các gia đình có thể cúng chay hoặc lễ mặn. 

Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, chén mật, xôi chè…. Lễ mặn sẽ có thêm chân giò, gà luộc hoặc giò tùy vào từng gia đình. 

Lưu ý là dù những lễ vật cúng ở mộ phần nhưng cũng cần được bày trí đẹp, trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính. 

3.2. Văn khấn lễ tảo mộ cuối năm

Văn khấn Tạ mộ để xin phép Thổ thần, Thổ Địa nơi đó cho ông bà về ăn Tết

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy:

Ngài Kim niên Đương cai (đọc tên riêng của quan Hành khiển năm đó: Mộc Tinh hành binh chi thần) Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, (đọc tên riêng của vị thần quan Hành binh năm đó: Ngụy Vương Hành khiển) Chi Thần, (đọc tên riêng của vị Phán quan năm đó: Tiêu Tào phán quan) Phán Quan.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thành linh Thổ địa Tôn thần,

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản trong xứ này.

Kính lạy hương linh cụ..........

Hôm nay là ngày …. tháng Chạp, nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là..............

Sắm sanh vật phẩm, hương hoa, phù tửu, lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh Bản gia Tiên tổ chúng con là......... có phần mộ tại đây về với gia đình đón năm mới, để cho cháu con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần phù thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Bài văn khấn lễ tảo mộ ngày cuối năm trích từ trang 10 trong cuốn sách "Văn khấn cổ truyền của Người Việt" do Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành.

4.

Những lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ cuối năm

  • Nên tiến hành tảo mộ cuối năm vào buổi sáng. Hạn chế đi vào những ngày trời u ám để tránh bị nhiễm lạnh 
  • Không nên đùa giỡn, trêu đùa, tránh gọi tên nhau khi đi tảo mộ vì đây là hành động được xem là thất kính với người đã khuất 
  • Cần ăn mặc lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn kính với những người đã khuất.
  • Trước khi tiến hành dọn dẹp, người chủ gia đình hoặc người lớn tuổi cần thắp nhang, đèn xin phép và đọc văn khấn tảo mộ cuối năm. Trong khi đợi hương tàn, con cháu sẽ tiến hành dọn dẹp sạch sẽ phần mộ. Khi nhang cháy được ⅔ hoặc nhang cháy hết thì gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng và xin thụ lộc.
  • Khi hóa vàng, nên nêu tên người đã khuất để người đó nhận được những đồ bạn muốn gửi.
  • Sau khi đi tảo mộ về nên tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ để tránh hàn khí ám vào người. Sau khi ra khỏi nghĩa trang bạn cũng nên rửa sạch bùn đất bám trên giày dép, quần áo để tránh những xui xẻo trong cuộc sống
Những lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ cuối năm

Bài viết trên đây của MediaMart đã chia sẻ tới bạn về ngày Tảo mộ cuối năm và những lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!