Có nên cập nhật phần mềm cho điện thoại không? Những lưu ý khi cập nhật phần mềm

Có nên cập nhật phần mềm cho điện thoại không? Những lưu ý khi cập nhật phần mềm

Hiện nay, hầu hết các dòng smartphone đều sử dụng hệ điều hành dành riêng cho điện thoại di động trong đó có thể kể đến như: Android, iOS … nhằm mang lại những trải nghiệm tối ưu cho người dùng. Tuy nhiên, các nhà cung cấp cũng thường xuyên cho ra mắt nhiều phiên bản cập nhật mới cho hệ điều hành điện thoại. Vậy nên hay không nên cập nhật phần mềm? Câu trả lời sẽ được MediaMart chia sẻ trong bài viết sau đây:

1.

Nên hay không nên cập nhật phần mềm điện thoại?

Cập nhật phần mềm ( tiếng Anh: Firmware Update) được hiểu là việc tải phiên bản mới nhất cho phần mềm về điện thoại để cập nhật thêm một số chức năng hữu ích cho người dùng cũng như khắc phục một số lỗi hiện tại. 

Khi bạn nhận được thông báo yêu cầu cập nhật hệ điều hành phiên bản mới cho điện thoại cũng đồng nghĩa với việc bản phần mềm bạn đang sử dụng có thể đã phát sinh lỗi. Do đó mà bản cập nhật mới sẽ có thể khắc phục các lỗi đó để giúp tăng trải nghiệm khi sử dụng của người dùng. Phần lớn các bản cập nhật mới đã được nhà sản xuất tính toán và chạy thử nghiệm nhiều lần trước khi chạy chính thức do đó mà bạn có thể yên tâm cập nhật phần mềm mới cho điện thoại nhé. 


Ưu điểm của việc cập nhật phần mềm điện thoại: 

  • Cải tiến các tính năng cũ và bổ sung thêm một số tính năng mới hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng 

  • Giao diện của một số tính năng có thể được thay đổi và nâng cấp hơn 

  • Mang tới trải nghiệm tốt hơn, mượt mà hơn khi sử dụng điện thoại 

Bên cạnh đó, việc cập nhật hệ điều hành mới cho điện thoại cũng có một số nhược điểm như: 

  • Dễ khiến cho điện thoại của bạn chạy chậm hơn do dung lượng điện thoauj không đáp ứng đủ 

  • Có thể gây xung đột với một số ứng dụng được cài đặt trước đó trên máy khiến người dùng gặp một số bất tiện khi sử dụng như: không truy cập được vào ứng dụng, bị văng app … 

  • Điện thoại có thể bị lag, chạy chậm hoặc thậm chí không sử dụng được một số tính năng. 

2.

Một số những lưu ý khi cập nhật phần mềm

Để giúp quá trình cập nhật không bị ảnh hưởng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, bạn hãy lưu lại một số lưu ý quan trọng sau đây: 

  • Nên sao lưu dữ liệu trên điện thoại 

Hầu hết khi cập nhật hệ điều hành thường không bị mất các dữ liệu trên điện thoại. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có, bạn nên sao lưu những dữ liệu quan trọng

  • Đảm bảo pin điện thoại đầy và nên cắm sạc khi cập nhật 

Thời gian cập nhật phần mềm thường khá lâu tùy theo tốc độ của đường truyền mạng. Do đó mà bạn cần đảm bảo pin điện thoại đã được sạc đầy để tránh tình trạng hết pin là gián đoạn quá trình cập nhật 

Bạn cũng có thể cắm sạc khi pin điện thoại gần hết trong lúc cập nhật để tránh làm gián đoạn hoặc gây lỗi cho điện thoại. 


  • Đảm bảo đủ dung lượng điện thoại 

Bạn cũng cần đảm bảo điện thoại có đủ dung lượng trống để có thể cập nhật phần mềm dễ dàng 


  • Chỉ sử dụng điện thoại khi cập nhật hoàn tất

Một lưu ý khá quan trọng là bạn cần cập nhật hoàn tất hãy sử dụng điện thoại để tránh gặp các lỗi hệ thống hay tình trạng giật lag khi sử dụng. Sau khi cập nhật thì phần mềm cần một khoảng thời gian nhất định để được tối ưu. Do đó mà sau khi cập nhật điện thoại có thể gặp hiện tượng chạy chậm, hao pin … nhưng bạn yên tâm, các lỗi này sẽ được khắc phục tự động 

3.

Hướng dẫn cách cập nhật phần mềm cho điện thoại Android và iPhone

Sau đây, MediaMart sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra và cập nhật phần mềm cho điện thoại Android và iPhone 

3.1. Cập nhật phần mềm cho điện thoại Android 

  • Bước 1: Vào Cài đặt > chọn mục Cập nhật phần mềm 

  • Bước 2: Chọn Tải về và cài đặt để máy tự động thực hiện quá trình tải và cài đặt. 

3.2. Cách cập nhật phần mềm cho iPhone 

  • Bước 1: Mở Cài đặt > chọn Cài đặt chung 

  • Bước 2: Chọn mục Cập nhật phần mềm > chọn Tải về và cài đặt 


Bài viết trên đây của MediaMart đã giải đáp thắc mắc “ Nên hay không nên cập nhật phần mềm cho điện thoại?” cũng như chia sẻ một số lưu ý khi cập nhật hệ điều hành cho smartphone. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi đưa ra quyết định có nên cập nhật hệ điều hành hay không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.