Hướng dẫn cách viết sớ vàng mã chuẩn nhất ít ai biết

Hướng dẫn cách viết sớ vàng mã chuẩn nhất ít ai biết

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 22/12/2023 13:47

Tục hóa vàng từ lâu đã trở thành tín ngưỡng lâu đời của người dân Việt Nam. Gia chủ thường thực hiện hóa vàng cho người đã mất vào các dịp giỗ hay lễ, Tết để bày tỏ lòng thành kính với các bề trên. Khi đốt vàng mã thì gia chủ cần viết sớ cúng và cần mẫu văn khấn đốt vàng mã. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách viết.

1.

Nguyên nhân có tục đốt vàng mã

Tục lệ đốt vàng mã của người dân Việt Nam nguồn gốc từ Trung Quốc xa xưa. Theo đó, trong kinh Dịch nhà Nho, Hòa thượng Tố Liên có viết về tục lệ chôn người mất của Trung Quốc thời cổ. Đó là khi trong nhà có người đã mất thì cứ thế đem đi chôn, không ván không quan, không khanh phần mộ chí chi cả. Tới thời vua Hoàng Đế (năm 267 trước Dương lịch) lại cho rằng việc mai táng của con cháu đối với các bậc bề trên như vậy là thiếu bổn phận nên ông Xích Xương mới chế ra quan tài nhằm chôn cất người chết. 

Nguyên nhân có tục đốt vàng mã

2.

Hướng dẫn cách viết sớ đốt vàng mã

Người xưa quan niệm “trần sao âm vậy” nên từ lâu đốt vàng mã đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam trong ngày rằm, Tết, lễ thể hiện mong muốn ở thế giới bên kia người chết cũng có cuộc sống đầy đủ. Khi đốt vàng mã, các gia chủ sẽ vừa khấn vái vừa đốt một cách từ từ. Hãy tham khảo cách viết sớ đốt vàng mã theo mẫu như dưới đây:

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

 Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.

Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…(âm lịch)

Tín chủ con là…

Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an

Tám tiết vinh khang thịnh vượng

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

 Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!”

Bạn cần lưu ý khi đọc và đốt sớ, hãy đọc từng lễ riêng chẳng hạn như  chúng con xin gửi chút quần áo, vàng tiền cho Ông nội tên là… mất năm… địa chỉ ở….an táng tại... Bởi khi đốt thì người xưa tin rằng, khi đọc tên từng lễ, địa chỉ như thế nào, gửi cho ai thì người mất sẽ nhận được.

3.

Văn khấn đốt vàng mã

Văn khấn đốt vàng mã

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Thần Vũ Lâm sứ giả.

Hôm nay là ngày:……………

Tín chủ con là:……………

Ngụ tại số nhà:……………

Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)…………… âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:

1. Hương linh:…………….

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

2. Hương linh:……………

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.

Cẩn cáo!”

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách đốt sớ vàng mã chuẩn nhất mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.