Các sự cố GPU phổ biến và cách xử lý

Các sự cố GPU phổ biến và cách xử lý

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 02/11/2023 09:27

GPU là bộ phận quan trọng và đắt đỏ nhất trong máy tính của bạn. Do đó, bạn cần sử dụng và bảo quản bộ phận này đúng cách. GPU sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game của bạn có mượt mà hay không. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn các sự cố GPU phổ biến cũng như cách xử lý mà bạn cần nắm được.

1.

Thermal Throttling và GPU quá nóng

Hiện tượng GPU quá nóng là một trong những vấn đề sẽ xảy ra sớm hoặc muộn đối với các chủ sở hữu GPU. Hậu quả tức thì của hiện tượng này chính là Thermal Throttling.

Thermal Throttling và GPU quá nóng

GPU quá nóng xảy ra khi một số phần cứng ví dụ như GPU hoạt động với mức nhiệt độ cao hơn nhiều so với phạm vi cho phép. Điều này có thể xảy ra đối với mọi phần cứng nhưng CPU và GPU là hai phần cứng dễ xảy ra tình trạng này. Nguyên nhân do hệ thống gió không phù hợp. Trên thực tế, nếu GPU không tản nhiệt đúng cách sẽ trở nên quá nóng. Khi GPU quá nóng sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề khác của máy như hiệu suất, khiến thiết bị hoạt động thiếu ổn định. Thậm chí có thể khiến phần cứng bị hỏng vĩnh viễn.

Do đó, GPU sẽ tự động bật chế độ bảo vệ tên gọi là Thermal Throttling để giảm tốc độ xung nhịp cũng như hiệu suất để phòng ngừa tình trạng hỏng vĩnh viễn. Nếu có nhiều chip đang xử lý thì GPU có thể tắt.

Để khắc phục hãy kiểm tra kĩ càng hệ thống thông gió được tích hợp trên máy tính rồi đi ra khỏi GPU của mình. Rất có thể quạt bị hư hỏng hoặc bạn cần thay keo tản nhiệt. Hãy liên hệ với các kĩ thuật viên để kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời.

2.

Giảm hiệu suất và drop frame

Khi sử dụng GPU một thời gian rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng hiệu suất GPU giảm nhưng không có nguyên nhân rõ ràng. Chẳng hạn như bạn mở game trong Steam rồi thấy game không chạy trong tốc độ bình thường. Game có thể gặp tình trạng drop frame nặng nề hoặc hoạt động kém hơn so với thông số kĩ thuật. Hãy tìm hiểu nguyên nhân điều này tại sao xảy ra để có thể xử lý thích hợp.  

Giảm hiệu suất và drop frame

Giữa GPU không mạnh và GPU chạy kém chính có sự khác biệt lớn. Hãy thừ chạy game mới nếu thấy game chạy chậm thì thực tế có thể do game quá nặng so với GPU hiện có. Bạn có thể chạy một  benchmark như PassMark hoặc AIDA64 Extreme. Trong trường hợp nếu chưa chạy bench mark trước đó hãy tra Google để kiểm tra điểm số trung bình của PC. Nếu điểm số thiết bị của bạn thấp hơn mức tiêu chuẩn hãy tìm cách xử lý vấn đề.

3.

Màn hình đen

Lỗi này xảy ra khi bạn khởi chạy một game rồi thấy trên màn hình hiện nền đen thay vì game thực tế. Vị trí màn hình đen có thể ở các ứng dụng khác hoặc giữa game ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng rồi gây nên sự cố.

Màn hình đen

Bạn hãy kiểm tra theo các bước sau để tìm ra nguyên nhân chính gây nên lỗi này. Trước hết, hãy kiểm tra xem thiết bị của bạn có cập nhật được driver của mình hay không. Điều này có nghĩa driver của bạn có thể đã bị hỏng hoặc lỗi thời. Bạn hãy kiểm tra kết nối vật lý giữa máy tính và màn hình nếu đang dùng máy bàn. Hoặc bạn cũng có thể gỡ cài đặt phần cứng được cài đặt gần đây. Bạn cũng cần kiểm tra xem kết nối đã đúng cách với khe cắm PCI Express hay chưa để kiểm tra xem cso nhận nguồn điện thích hợp hay không.

4.

Lỗi artifact và đồ họa

Đây là một trong những lỗi mà nhiều người dùng thường xuyên gặp. Đó là khi bạn đang chơi game và gặp các sự cố hoặc các lỗi artifact hiển thị.

Lỗi artifact và đồ họa

Đầu tiên hãy kiểm tra xem các file game có file nào đang bị hỏng không. Launcher hoặc game có thể được trang bị công cụ xác minh tính toàn vẹn của file. Sau đó hãy dùng công cụ đó.

Trên đây là những sự cố GPU thường gặp và cách khắc phục mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.

Tham khảo một số mẫu laptop đang bán tại MediaMart