Tất tần tật những điều cần biết về rơ le nhiệt tủ lạnh
Biên tập bởi: Trương Vân Anh - Cập nhật ngày 26/07/2023 15:52
Rơ le nhiệt tủ lạnh là một trong những linh kiện không thể thiếu trong cấu tạo của tủ lạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về linh kiện này từ cấu tạo, chức năng đến nguyên lý hoạt động. Bài viết dưới đây của MediaMart sẽ chia sẻ những điều cần biết về rơ le nhiệt tủ lạnh giúp bạn. Hãy theo dõi nhé !
Rơ le nhiệt tủ lạnh một linh kiện có khả năng tự đóng/ ngắt mạch điện khi dòng điện bị quá tải. Từ đó giúp bảo vệ cho tủ lạnh tránh tình trạng chập cháy và đảm bảo an toàn cho người dùng.
2.
Cấu tạo và chức năng của rơ le nhiệt tủ lạnh
2.1. Cấu tạo
Hiện nay có hai loại rơ le nhiệt tủ lạnh được sử dụng phổ biến hiện nay là rơ le nhiệt cho ngăn đông và rơ le nhiệt cho ngăn lạnh. Mỗi loại sẽ có những công dụng khác nhau:
Rơ le nhiệt tủ lạnh dùng cho ngăn đông là loại có tiếp điểm để đóng ngắt máy nén
Rơ le nhiệt dùng cho ngăn lạnh là loại có cửa điều chỉnh tốc độ gió
Tuy nhiên, nhìn chung cấu tạo của rơ le nhiệt sẽ bao gồm các bộ phận chính như:
Đầu cảm nhiệt độ: thường chứa môi chất dễ bay hơi để biến tín hiệu nhiệt độ buồng lạnh thành tín hiệu áp suất
Hộp xếp: thực hiện nhiệm vụ chuyển tín hiệu áp suất ra độ dãn nở cơ học. Và thường có ống dẫn giữa hộp xếp và đầu cảm nhiệt
Hệ thống lò xo và vít: sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ từ chế độ ít lạnh đến chế độ lạnh nhất
Cơ cấu đòn bẩy: giúp chuyển độ dãn nở của hộp xếp thành động tác ngắt đóng tiếp điểm một cách dứt khoát và chuẩn xác
2.2. Chức năng, vai trò
Rơ le nhiệt tủ lạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình mà tủ hoạt động, cụ thể:
Giúp bảo vệ máy móc trong tủ lạnh tránh tình trạng quá tải điện. Đặc biệt là khi dòng điện không ổn định, rơ le nhiệt sẽ ngắt mạch điện.
Khi tủ lạnh đạt đến độ lạnh cần thiết, rơ le nhiệt cũng sẽ tự động ngắt điện để ngưng hoạt động của tủ. Do đó mà giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả mà còn bảo vệ block tránh hoạt động liên tục. Đồng thời còn giúp cân bằng nhiệt độ bên trong và hạn chế tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết
Rơ le nhiệt tủ lạnh còn giúp hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ do quá tải điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Đồng thời, rơ le nhiệt cũng giúp tủ lạnh hoạt động ổn định và nâng cao tuổi thọ hoạt động của thiết bị
3.
Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt tủ lạnh
Về nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt sẽ dựa trên sự thay đổi nhiệt độ. Tức là khi nhiệt độ tủ lạnh giảm tới mức cho phép, tấm thép kim loại sẽ bị dãn nở không đồng đều. Khi này, áp suất trong đầu cảm nhiệt và hộp xếp sẽ giảm tới mức cơ cấu lật sẽ bật xuống dưới. Điều này cũng khiến công tắc phía trên bị ngắt và mạch điện sẽ ngừng hoạt động
Sau khi nhiệt độ bề mặt tiếp xúc tăng trở lại và đạt ở mức an toàn, áp suất trong hộp xếp tăng lên và dãn dần lên. Khi này, miếng kim loại sẽ đạt tới trạng thái phẳng và mạch điện cũng sẽ hoạt động trở lại.
4.
Dấu hiệu cho thấy rơ le tủ lạnh bị hỏng
Rơ le nhiệt tủ lạnh là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo và hoạt động của tủ lạnh. Do đó mà khi rơ le bị hỏng và được phát hiện nhanh sẽ giảm tối đa tình trạng hỏng hóc của tủ lạnh.
Một số dấu hiệu cho thấy rơ le nhiệt tủ lạnh bị hỏng như:
Tủ lạnh hoạt động liên tục không ngừng nghỉ
Thực phẩm để trong ngăn mát nhưng gặp tình trạng đóng băng
Tủ lạnh có thể bị đóng ngắt liên tục hoặc đóng tuyết nhiều
Có 3 cách giúp bạn có thể kiểm tra xem rơ le nhiệt có bị hỏng hay không:
Cách 1: Bạn có thể vặn rơ le nhiệt về mức thấp nhất và chờ khoảng 10 - 15 phút. Nếu bạn thấy block đã ngưng hoạt động mà tủ lạnh vẫn chưa lạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy rơ le bị hỏng
Cách 2: Bạn có thể đo thông mạch ở hai chân đấu điện bằng đồng hồ điện trở ở điều kiện nhiệt độ bình thường để kiểm tra rơ le có hoạt động không
Cách 3: Quan sát bằng mắt thường, nếu thấy rơ le bị gãy đều cảm biến thì đó là dấu hiệu cho thấy rơ le bị hỏng
5.2. Cách thay rơ le tủ lạnh
Bước 1: Ngắt nguồn điện tủ lạnh trước khi thay rơ le tủ lạnh để đảm bảo an toàn
Bước 2: Xác định vị trí của rơ le nhiệt, sau đó bạn tháo phần vỏ bọc khung động cơ có block và rơ le
Bước 3: Gỡ rơ le nhiệt cũ ra và rút hết toàn bộ dây điện kết nối với rơ le. Bạn có thể ghi chú hoặc gắn nhãn các dây điện để khi lắp rơ le mới không bị nhầm lẫn
Bước 4: Khi này bạn tiến hành lắp rơ le nhiệt mới vào vị trí rơ le cũ và nối lại dây điện
Bước 5: Cuối cùng, bạn lắp lại phần vỏ khung động cơ và cắm điện, sau đó khởi động lại tủ lạnh để kiểm tra xem rơ le nhiệt mới đã hoạt động bình thường hay chưa
Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu rõ về cấu tạo hay chuyên môn sửa chữa tủ lạnh, bạn không nên tự ý tháo lắp tại nhà. Cách tốt nhất là bạn nên liên hệ với các kỹ thuật viên điện lạnh có kinh nghiệm tới hỗ trợ.
Trên đây, MediaMart đã chia sẻ những thông tin chi tiết về rơ le nhiệt tủ lạnh và cách kiểm tra rơ le nhiệt tủ lạnh. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về bộ phận này và cách sử dụng hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !