Thức ăn thừa có thể bảo quản trong tủ lạnh bao lâu?

Thức ăn thừa có thể bảo quản trong tủ lạnh bao lâu?

Thời gian bảo quản thức ăn thừa trong bao lâu là thắc mắc chung của không ít người. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được các thông tin chi tiết.

1.

Rau củ và trái cây

Trước khi dùng hãy rửa sạch rau củ với trái cây để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đã rửa sạch hai thứ này hãy tiêu thụ càng sớm càng tốt rau củ và trái cây. Bởi thực phẩm tươi mới sẽ có hương vị lẫn dưỡng chất tốt nhất. Thông thường hoa quả sẽ được bảo quản trong vòng từ 3 đến 5 ngày sau thời gian này độ tươi ngon và hương vị cũng mất đi.

Rau củ và trái cây

Đối với rau củ nấu thừa hãy đặt trong hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bảo quản rau củ trong vòng 3 đến 7 ngày. Đối với rau củ đã nấu chín và được đóng hộp đặt trong tủ lạnh thì sau khi mở hộp có thể dùng được từ 7 đến 10 ngày trong trường hợp bảo quản đúng cách.  

Thông thường các loại rau có hàm lượng nước cao như dâu tây, cà chua, dưa chuột,… sẽ nhanh hỏng, mất đi độ tươi nhanh hơn so với các loại rau củ lượng nước thấp hơn như chuối, cải xoăn và khoai tây. Vì vậy khi mua các loại rau này hãy cố gắng dùng càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo giá trị dinh dưỡng và hương vị chúng đem lại.

2.

Bánh mì

Bánh mì nhà làm sẽ có độ tươi và ngon hơn nếu bạn dùng trong vòng 3 ngày đầu trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng. Sau thời gian này, bánh sẽ mất đi hương vị tươi ngon và khô hơn ban đầu. Đối với bánh mua ở cửa hàng thì bạn nên ăn trong vòng từ 5 đến 7 ngày để tránh gây hại sức khỏe. Nếu bề mặt bánh có dấu hiệu mốc hãy vứt bỏ, không sử dụng.

Bánh mì

Nếu bạn muốn bảo quản bánh mì lâu hơn trong tủ lạnh, hãy đặt bánh trong tủ đông, bánh có thể giữ được trong vòng 6 tháng. Bạn có thể đặt bánh trong túi zip hoặc dùng giấy nhôm gói bánh để phòng ngừa bánh bị hỏng.

3.

Các loại thực phẩm đã nấu chín và mì ống

Mì ống và các loại thực phẩm nấu chín có thời gian bảo quản không giống nhau. Bạn có thể dùng các thực phẩm này tối đa 3 ngày nếu đặt trong tủ lạnh. Nếu quá 3 ngày, hương vị và độ an toàn của thực phẩm có thể bị ảnh hưởng.

Các loại thực phẩm đã nấu chín và mì ống

Trong điều kiện bạn muốn bảo quản thực phẩm thời gian dài hơn, hãy đặt trong tủ đông và dùng chúng trong 3 tháng. Đối với đồ ngọt và món tráng miệng nếu đặt ở tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ là từ 3 đến 4 ngày.

4.

Cơm

Trong gạo có khả năng chứa vi khuẩn Bacillus Cereus. Đây là vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. 

Cơm

Cách bảo quản cơm nguội rất đơn giản bạn hãy đặt cơm vào tủ lạnh sau khi nấu, chỉ dùng cơm trong vòng 3 ngày để đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe.

5.

Các loại thịt

Đối với thịt đã nấu chín, bạn hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày, với nhiệt độ thấp hoặc bằng 5 độ C. Cách làm này giúp hạn chế vi khuẩn phát triển cũng như đảm bảo an toàn cho thực phẩm.

Với các loại thịt như thịt nướng, bít tết, sườn có thể lưu trữ trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày.

Các loại thịt

Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong tủ lạnh và duy trì ở mức nhiệt lý tưởng để đảm bảo ức chế được sự phát triển của vi khuẩn. Nếu bạn đã mở túi thịt nguội thì hãy cố gắng sử dụng trong vòng 3 đến 5 ngày. Biện pháp này giúp thịt an toàn, không bị hỏng khi sử dụng.

6.

Trứng, động vật có vỏ, món hầm

Trứng là thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella cao. Nếu bạn muốn bảo quản trứng đã luộc chín, hãy giữ lại vỏ trứng. Đối với trứng đã luộc chín và bóc vỏ để trong tủ lạnh, bạn có thể dùng trong vòng 7 ngày. Hãy đặt trứng trong hộp đựng thực phẩm kín hoặc túi zip để bảo quản thực phẩm tốt hơn.

Trứng, động vật có vỏ, món hầm

Trên đây là thời gian bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.