Mận sau khi mua về đem ngâm nước muối loãng sau đó rửa sạch và để ráo. Sau đó dùng dao sắc khứa quanh quả mận thành 8 phần. Nên khứa sâu đến tận hạt.
- Bước 2: Ngâm mận với đường
Bạn cho đường, muối và mận vào trong 1 nồi to ngâm khoảng 10 tiếng hoặc để qua đêm để mận ngấm. Lưu ý không nên để quá 24 giờ vì mận lúc nào sẽ lên mùi men.
Sau khi ngâm mận đủ thời gian, bạn bắc nồi lên bếp để đun mận với mức lửa to. Nên khuấy tan đường cho tới khi sôi thì giảm nhỏ lửa. Lúc này bạn đun tiếp khoảng 30 - 45 phút ở mức nhiệt liu riu. Thỉnh thoảng đảo đều để mận được ngấm cho tới khi thấy vỏ và thịt quả chuyển đỏ mọng, hơi mềm và có độ trong là tắt bếp.
Sau khi mận đã được, bạn dùng kẹp gắp mận lên giá để mận ráo nước. Khi gắp bạn nên bóp nhẹ mận để ra bớt nước. Phần nước còn lại trong nồi là siro ( syrup mận), bạn có thể để ra một bát khác và để nguội.
Với gừng tươi, bạn cạo vỏ và rửa sạch sau đó cho vào cối giã dập. Bạn cho thêm 100ml nước vào cối để vắt lấy nước cốt.
Phần nước cốt này bạn sẽ dùng chổi phết đều lên mận. Còn phần bã, bạn trộn cùng ½ cốc nước siro mận và sên cho tới khi bã gừng keo lại.
- Bước 6: Phơi hoặc sấy mận.
Nếu nhà bạn có nồi chiên không dầu, bạn có thể sấy mận trong 40 phút với nhiệt 100 độ C. Sấy lần hai trong 15 phút ở múc nhiệt 145 độ C là được. Sau đó bỏ tủ lạnh là ô mai mận có thể ăn ngay.
Cách 2 là bạn phơi nắng. Phơi nắng thì cầu kỳ và tốn nhiều thời gian hơn nhưng thành phẩm cũng rất ngon. Bạn phơi mận và phần bã gừng đã sên khoảng 2- 3 lần nắng to hoặc nắng yếu thì hãy phơi 4- 5 lần. Mỗi lần phơi ít nhất từ 6 tiếng. Sau khi phơi, mận sẽ se lại, dai dẻo là đã hoàn thành. Bạn có thể cất trong lọ thủy tinh ăn dần.