Hướng dẫn cách làm bún thang Hà Nội chuẩn vị, cực đơn giản

Hướng dẫn cách làm bún thang Hà Nội chuẩn vị, cực đơn giản

Biên tập bởi: Trương Vân Anh - Cập nhật ngày 29/08/2022 17:01

Bún thang - một trong những nét đặc sắc trong ẩm thực của người Hà Nội. Tuy là món ăn đơn giản nhưng để chế biến được Bún Thang ngon, chuẩn vị lại rất kỳ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Làm sao để có được bát Bún Thang không chỉ ngon, nước dùng trong vắt, đậm đà, ngọt thanh mà cách bày biện cũng cần đẹp mắt, hấp dẫn. Hãy cùng Vào bếp với Mediamart để học cách làm món Bún Thang bạn nhé

1.

Nguyên liệu chính

  • Gà ta: 1 con 
  • Xương ống: 500g 
  • Tôm he khô: 100g 
  • Mực khô: 1 con ( có thể thay bằng sá sùng) 
  • Củ cải khô: 100g
  • Trứng gà: 3 quả 
  • Nấm hương: 10 cái 
  • Rau răm: 1 mớ
  • Mắm tôm: 1 chén con 
  • Giò lụa: 200g 
  • Tinh dầu cà cuống (không có bỏ qua).
  • Hành khô: 3 củ 
  • Hành lá 
  • Gừng tươi: 1 củ 
  • Bún rối.
  • Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm, bột canh tôm, giấm, đường cát trắng


3.

Hướng dẫn cách nấu bún thang Hà Nội

  • Bước 1: Sơ chế các loại rau củ 

 Hành lá, mùi tàu, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước và để ráo rồi đem thái nhỏ, để riêng. 

Nấm khô nhặt sạch, ngâm nở sau đó cắt bỏ chân và cắt nhỏ. Để lại 3 chiếc nấm hương để cho vào nước dùng ninh cho dậy mùi 

Gừng và hành khô đã rửa sạch đem nướng cho đến khi nào chín và có mùi thơm.


  • Bước 2: Sơ chế mực và tôm khô 

Mực khô đem nướng chín sau đó giã hơi dập. Tôm he khô tách riêng đầu và vỏ tôm để nướng thơm bằng lò vi sóng, sau đó đem giã hơi dập.  Phần thịt tôm ngâm nước ấm nở, vắt khô


  • Bước 3: Sơ chế gà 

Gà ta vặt sạch lông, sau đó đem xát muối toàn bộ gà để khử mùi hôi. Tiếp đó bạn rửa lại gà với nước và để ráo. 

Đem luộc chín gà sau đó nhanh tay thả vào chậu nước đá ngâm cho da gà giòn. Gà vớt ra để nguội, lọc xương, lấy phần lườn gà xé sợi nhỏ, phần da gà thái sợi nhỏ như bún.


  • Bước 4: Nấu nước dùng 

 Xương lợn rửa sạch và đem chần qua nước sôi để khử mùi hôi cho nước dùng. Sau đó bạn cho phần xương lợn vào nước luộc gà để ninh khoảng 1 tiếng trong nồi ấp suất điện


Khi ninh được 1 tiếng, bạn cho phần tôm he khô, mực khô đã nướng vào trong túi lọc và thả vào nước dùng. Thêm hành khô, gừng đã nướng sơ, 3 cái nấm hương vào ninh tiếp 1 tiếng nữa. Khi nước dùng đã ninh gần đủ thời gian, bạn cho 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 2 thìa bột canh tôm và 1 thìa nước mắm. Bạn nên nêm nếm nhạt hơn khẩu vị để khi ăn cho mắm tôm vào bát không bị mặn. 

  • Bước 5: Sơ chế các củ cải khô 

Củ cải khô cắt thành khúc vừa ăn. Sau đó đem ngâm nở củ cải khô trong nước ấm khoảng 30 phút rồi đem rửa sạch. Củ cải sau khi rửa bạn vắt bớt nước và đem trộn với 2 thìa dấm, 1 thìa đường trắng, 1 thìa nước mắm, tương ớt ( hoặc ớt tươi) để ngâm 30 phút để củ cải thấm đều gia vị 


  • Bước 6: Làm ruốc tôm 

Phần tôm he khô sau khi ngâm nước, vắt khô đem lên chảo rang cho tôm vàng mặt, săn lại. Giã phần cháy tôm này thật bông để làm thành ruốc tôm. 


  • Bước 7: Tráng trứng 

Đánh tan 2 quả trứng gà và 1 lòng đỏ trứng gà với 1 thìa cơm rượu trắng, 1 thìa nước lọc.  

Để trứng tráng được mỏng, bạn nên cho 1 chút dầu ăn lên chảo sau đó dùng giấy thấm dầu quét nhẹ một lớp mỏng để chảo có thật ít dầu ăn. Sau đó bạn cho 1 thìa trứng vào chảo, láng thật mỏng và rán ở mức lửa nhỏ. Làm lần lượt cho tới khi rán hết trứng. Tiếp đó, xếp các lớp trứng lên nhau, cuộn tròn và thái chỉ thật nhỏ. 


  • Bước 8: Thái giò lụa và chần bún 

Giò lụa bạn cũng đem thái chỉ thật mỏng và để riêng. Bún rối đem trụng qua với nước sôi. 


  • Bước 9: Hoàn thành 

Cho bún ra bát, sau đó xếp các loại nhân: trứng, gà xé, giò lụa thái chỉ, nấm hương thái nhỏ, hành lá, rau răm, mùi tàu. 


Chan nước dùng nóng 1 lần cho nguyên liệu nóng lên rồi chắt nước ra. Sau đó mới chan lần 2 và thêm ruốc tôm bông lên trên. Khi ăn tuỳ theo khẩu vị bạn có thể bỏ thêm mắm tôm, vắt chanh, ớt kèm.

4.

Thành phẩm

Bát bún thang sau khi hoàn thành có nước dùng trong vắt, ngọt thanh, dậy mùi thơm của tôm he khô. Bát bún thang hấp dẫn bởi màu vàng của trứng tráng mỏng thái chỉ tơ, phớt hồng của giò lụa, màu trắng của thịt lườn và màu vàng của da gà.


Bún thang cầu kỳ không chỉ từ nguyên liệu, cách nấu, cách bày trí mà còn ở cách ăn. Bún thang ngon nhất khi ăn nóng, khi ăn có thể cho thêm mắm tôm để dậy mùi. Bún thang ăn kèm cùng củ cải khô ngâm chua ngọt càng làm cho món ăn này trở nên hấp dẫn một cách lạ kỳ